Tiểu Luận Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ (không kể mặt tiêu cực). Dùng l

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ (không kể mặt tiêu cực). Dùng lý luận kinh tếđể giải thích.Lấy thực tế Việt Nam minh chứng

    LỜI NÓI ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Với thắng lợi to lớn của chiến dịch HỒ CHÍ MINH lịch sử, ngày 30-4 năm 1975 miền nam hoàn toàn được giải phóng. Năm 1976, đất nước được được thống nhất về mặt nhà nước, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội,trên cơ sở thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp như miền bắc 20 năm trước.Trong thời kỳ này nền kinh tế của chúng ta đãđạt được những thành tựu quan trọng, đồng thời cũng có nhiều khó khăn thách thức .Do vậy trong thời kỳ này đảng và nhà nước ta đãđề ra đường lối xây dựng kinh tế như sau : “đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa,xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ,kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tếđịa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất;kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng”.Nhưng sau những nỗ lực phát triển kinh tế theo đường lói trên, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm chạp, thậm chíđến cuối những năm 70 đã bước vào khủng hoảng,sãn xuất trì trệ, giá cả tăng nhanh.Trong khi đó nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô vàĐông Âu) không còn nữa, đồng thời do khó khăn về kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa nên nguồn vốn vay của các nước này (chủ yếu từ liên xô) ngày càng giảm sút. Trong khi đó Mỹ tiếp tục bao vây, cấm vận kinh tế, ngăn cản Việt Nam bình thường háo với các nước và tổ chức quốc tế.Những yếu tố này gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế vàđời sống nhân dân ta.Trước tình hình đó,nhiều cán bộ lãnh đạo của đảng và nhà nước ở một sốđịa phương đã tìm kiếm giải pháp,thực hiện cải tiến từ cơ sở. Từ thực tiễn đó năm 1979 Đảng và nhà nước ta bắt đầu cómột số chủ trương vàđến đại hội VI (tháng 12/1986) thìđảng, nhà nước ta đã có những đổi mới thực sự quan trọng trong con đường đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nước ta, trong đó cóđổi mới kinh tế nhằm cởi trói cho nền kinh tếđể tạo điều kiện cho sản xuất “bung ra”,thực hiện cơ cấu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đây là một mốc lịch sử quan trọng trên con đường đổi mới ở nước ta.Và sau hơn 16 năm thực hiện công cuộc đổi mới với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần này chúng ta đãđạt được nhiều tiến bộ về kinh tế cũng như các mặt khác,phần nào xoá bỏđược khoảng cách giữa ta và các nước khác trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay ,việc Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới có lẽ cũng là dấu mốc lịch sử quan trọng của nước ta,và nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có vai trò gì với chúng ta hiện nay? Đây là một câu hỏi không mới song cũng không dễ trả lời và những tài liệu nghiên cứu về vấn đê này có lẽ là rất quan trọng đối với chúng ta hiện nay.

    2.Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài
    Vào đại hội 6 năm 1986, sau khi phân tích những sai lầm trước đó, đảng ta đã quyết định chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần xã hội chủ nghĩa và thực tế là chúng đã cóđược sự tiến bộ vượt bậc sau 20 năm đổi mới, chúng ta cóđược sự tiến bộ này phần lớn nhờ nền sản xuất hàng hoá.Nhưng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách bền vững ở giai đoạn tiếp theo, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam vừa gia nhập WTO nền kinh tế chắc chắn sẽ có sự biến đổi lớn. Vì vậy chúng ta cần có những tài liệu, những công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhằm giúp ta hiểu rõđược ưu điểm và hạn chế của nền sản xuất hàng hoáđể có cách thức, biện pháp phát triển hợp lý nền sản xuất hàng hoáđểđưa kinh tế Việt Nam phát triển.
    Về phía bản thân mình, tuy rằng là một sinh viên của một trường đại học khốii kinh tế và trong quá trình học đãđược bổ sung một số kiến thức về kinh tế song những kiến thức về thực tế của em rất hạn hẹp. Do đòi hỏi của thực tế, sau một thờii gian nghiên cứu em đã quyết định chọn đề tài “Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ (không kể mặt tiêu cực). Dùng lý luận kinh tếđể giải thích.Lấy thực tế Việt Nam minh chứng” vì em thấy đề tài này có liên quan đến chưng trình học của mình và nó chứa đựng nhiều kiến thức thực tế mà em muốn tìm hiểu và một lý do quan trọng nhất là dù sao em cũng muốn được góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...