Thạc Sĩ Sản xuất chế phẩm men vi sinh và chế phẩm sinh hóa xử lý môi trường cho sinh vật thủy sinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 14/8/14
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Gần đây việc tôm, cá chết hàng loạt trên các ao nuôi thủy sản đã gây thiệt hại lớn về
    kinh tế cho người dân, các doanh nghiệp cũng như các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản.
    Nguyên nhân chính là do mất cân bằng sinh thái môi trường ao nuôi gây ra.
    Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn không ăn hết, chất thải và sự chuyển hóa dinh dưỡng
    là nguồn gốc chủ yếu của sự ô nhiễm nước nuôi thủy sản. Người ta đã quan sát, thấy rằng
    trong hệ thống thâm canh tôm thì chỉ có 15 - 20% thức ăn được dùng vào phát triển mô động
    vật, có tới 15% tổng lượng thức ăn hao hụt do không ăn hết và thất thoát, chỉ có 40 - 45% là
    được sử dụng trong quá trình chuyển hóa bình thường.
    Nitrit, sulphurit và photpho là những yếu tố chủ yếu bắt nguồn từ thức ăn. Việc cho thức
    ăn quá nhiều, thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu . sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và
    phát triển của sinh vật đang nuôi đồng thời sẽ là những điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh phát
    triển nhất là hệ vi sinh không có lợi. Đây cũng chính là những yếu tố gây nên các bệnh về
    tôm, cá khiến tôm, cá chết hàng loạt trên diện rộng. Người ta ước tính rằng, có khoảng 63 -
    78% nitơ và 76 - 80% photpho cho tôm, cá ăn bị thất thoát vào môi trường. Các nguồn khác
    của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi (lab-lab) và chất lắng
    đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan, huyền phù . là do nước lấy vào mang theo.
    Khi hàm lượng nitơ, photpho và các chất dinh dưỡng khác trong ao nuôi gây nên sự phú
    dưỡng và dẫn tới tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất
    hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrogen, ammoniac và hàm
    lượng methan (CH4) trong môi trường ao nuôi. Đây cũng chính là những điều kiện bất lợi cho
    sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
    Việc sử dụng kháng sinh, các hóa chất bừa bãi đã gây nên sự kháng thuốc ở vi sinh vật
    đồng thời triệt tiêu những quần thể vi sinh vật có lợi cho môi trường ao nuôi và cũng là một
    trong những yếu tố gây mất cân bằng hệ sinh thái ao nuôi.
    Sự phát triển của các khu công nghiệp đã thải vào môi trường nước những yếu tố bất lợi
    gây nên sự ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của động
    vật nuôi đồng thời phá vỡ sinh thái môi trường.
    Từ những thực trạng trên nên việc đưa các chế phẩm sinh học – sinh hóa áp dụng trong
    nuôi thủy sản là một trong những giải pháp mang tính sinh thái, bền vững và cần thiết. Giống
    vi khuẩn lactobacillus đặc biệt là nhóm probiotic(nhóm vi khuẩn sinh acid lactic) sẽ kích thích
    việc hấp thu và sử dụng thức ăn của vật nuôi triệt để hơn. Nhóm vi khuẩn này còn giúp cân
    bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của vật nuôi, tăng miễn dịch cho co thể, chống chọi với
    các yếu tố môi trường khác tốt hơn. Kết hợp với vi khuẩn nhóm Bacillus, nitrobacter xử lý cải
    thiện chất lượng nước ao nuôi phía bên ngoài sẽ giúp hệ sinh thái ao nuôi trở nên cân bằng
    bền vững và có lợi cho vật nuôi.
    2. Mục tiêu đề tài
    ư Xây dựng quy trình sản xuất men vi sinh và quy trình sản xuất chế phẩm hóa sinh
    xử lý môi trường cho sinh vật thủy sinh.
    ư Sản xuất thử nghiệm chế phẩm.
    ư Đánh giá hiệu quả của sản phẩm trên thực địa.
    3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
    Cách tiếp cận:
    Hệ thống ao nuôi thủy sản phải là một hệ sinh thái bền vững. Điều này có thể điều chỉnh
    tới trạng thái cân bằng nhờ hệ vi sinh vật có lợi cho môi trường ao nuôi. Nghiên cứu được
    tiến hành trực tiếp và đánh giá bằng thực nghiệm, từ đó chọn lọc và đưa ra những chủng vi
    khuẩn có lợi nhất cho việc sản xuất những chế phẩm thích hợp. 2
    Phương pháp nghiên cứu:
    Sử dụng các phương pháp lên men để thu sinh khối từ vi sinh vật. Từ đó kết hợp với các
    nhóm tác nhân gây bệnh ở môi trường ao nuôi nhằm tạo ra những dòng sản phẩm thích hợp
    ứng dụng trong môi trường nuôi trồng thủy hải sản.
    Phạm vi nghiên cứu:
    ư Các loài thuộc giống Lactobacillus (L. acidophillus; L. sporogenes, )
    ư Các loài thuộc giống Bacillus (Bacillus megaterium, Bacillus licheniformis,
    Bacillus subtilis, )
    ư Saccharomyces cerevisiae
    ư Nitrobacter, Nitrosomonas
    ư Tá dược hấp phụ đường zeolite.
    ư Thử nghiệm chế phẩm trên môi trường nuôi thủy sản tỉnh Bình Thuận.
     
Đang tải...