Chuyên Đề sản xuất cây ăn trái đến năm 2015: Thực trạng và phương hướng phát triển

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh ĐBSCL sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng.
    Cả nước hiện có khoảng 765.000 ha cây ăn trái, sản lượng hơn 6,5 triệu tấn với những loại trái cây chủ yếu như: dứa, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, thanh long, vải thiều, nhãn, chôm chôm, sầu riêng. Kim ngạch xuất khẩu trái cây trong những năm gần đây dao động ở khoảng 150 đến 180 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các loại cây ăn trái đang trồng hầu hết đều cho năng suất không cao, chất lượng kém (không đẹp, kích cỡ không đều, vị không đặc trưng), giá thành cao, nên khả năng cạnh tranh thấp. Điều này dẫn tới cây ăn trái nước ta đang đứng trước thách thức lớn khi hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
    Theo dự báo của Tổ chức Nông – lương thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới hàng năm tăng khoảng 3,6%, trong khi đó thì khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ là 2,6% nên thị trường thế giới đối với mặt hàng rau quả luôn ở tình trạng cung không đủ cầu, dễ tiêu thụ và giá cả luôn trong tình trạng tăng. Các nước càng phát triển công nghiệp thì nhu cầu nhập khẩu rau lại càng tăng, đời sống càng được nâng cao thì nhu cầu đối với các loại hoa tươi càng tăng. Có thể khẳng định rằng thị trường thế giới đối với rau quả là rất có triển vọng.
     
Đang tải...