Đồ Án Sản xuất Butanol sinh học - Biobutanol

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Sản xuất Butanol sinh học - Biobutanol​
    Information
    Nhiên liệu sinh học là một nguồn năng lượng tái tạo bao gồm các nhiên liệu được sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên (sinh khối). Thuật ngữ này bao gồm sinh khối rắn, nhiên liệu lỏng và các loại gas sinh học khác nhau [3].
    Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động - thực vật và một số sản phẩm phụ của chúng (sinh học). Ví dụ như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa, .), ngũ cốc (lúa mỳ,ngô, đậu tương .), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân, .), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải .), .

    1.2.1. Nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất
    Nhiên liệu này được chế biến từ đường (mía, củ cải đường, sorgho-đường) và tinh bột của nông phẩm (từ hạt của bắp, lúa mì, lúa, v.v., hay từ củ như khoai tây, khoai mì, v.v.) để tạo ethanol; hay từ dầu (của hạt dừa-dầu, đậu nành, đậu phộng, v.v.) để biến chế diesel-sinh-học. Kỹ thuật chế biến đơn giản và đem lại hiệu quả kinh tế.

    1.2.1.a. Diesel sinh học (biodiesel)
    Diesel sinh học nói riêng, hay nhiên liệu sinh học nói chung, là một loại năng lượng tái tạo. Nhìn theo phương diện hóa học thì diesel sinh học là methyl este của những axít béo và thường được điều chế bằng phản ứng hóa học giữa lipid và một alcohol. Các nguyên liệu dùng sản xuất diesel sinh học bao gồm dầu thực vật, mỡ động vật hay các loại dầu tái chế. Ở Mĩ diesel sinh học thông thường được tinh chế từ dầu đậu nành và ở Châu Âu được sản xuất từ dầu cải [16].
    Tính chất của diesel sinh học cũng tương đương với dầu diesel được sản xuất từ dầu mỏ.
    1.2.1.b. Ethanol sinh học (bioethanol)
    Ethanol sinh học là một dạng năng lượng tái tạo có thể được sản xuất từ nguyên liệu như đường, tinh bột, và các vật liệu lignocellulose khác nhau . Loại nhiên liệu này có thể được sản xuất từ những loại cây rất phổ biến như: mía, khoai, sắn, ngô hay từ rơm, gỗ và chất thải [16]
    Với nguyên liệu là tinh bột và đường nhờ quá trình phân giải của vi sinh vật có thể sản xuất ra ethanol, sau đó tách nước bổ sung các chất phụ gia thành ethanol biến tính gọi là ethanol nhiên liệu biến tính hay cồn nhiên liệu.
    ----------------------------------------------------------------------
    MỤC LỤC
    I. TỔNG QUAN
    1. Nhiên liệu sinh học
    1.1. Giới thiệu
    1.2. Phân loại
    1.2.1. Nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất
    1.2.2. Nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai
    1.2.3. Nhiên liệu sinh học thế hệ thứ ba
    1.3. Ưu điểm
    2. Nhiên liệu hóa thạch
    2.1. Giới thiệu
    2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu hóa thạch
    2.3. Một số vấn đề khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch
    2.4. Tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học và khả năng thay thế nhiên liệu hóa thạch
    2.5. Tình hình sử dụng nhiên liệu sinh học hiện nay
    3. Butanol sinh học
    3.1. Giới thiệu
    3.2. Ứng dụng butanol trong công nghiệp
    3.3. Butanol-một nguồn nhiên liệu mới
    4. Quá trình lên men ABE
    4.1. Lịch sử của quá trình
    4.2. Vi sinh vật sử dụng trong quá trình lên men
    4.2.1. Giới thiệu về Clostrdium acetobutylicum
    4.2.3. Đặc điểm hình thái và kích thước
    4.2.4. Đặc điểm sinh lý
    4.2.5. Cơ chế lên men ở C. acetobutylicum
    4.3. Lên men ABE
    4.3.1. Lên men ABE liên tục sử dụng tế bào cố định
    4.3.2. Lên men liên tục hai giai đoạn
    4.4. Một số phương pháp cải tiến lên men butanol từ C. acetobutylicum
    II. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG
    1. Giới thiệu
    2. Vật liệu và phương pháp
    2.1. Giống vi khuẩn và plasmid
    2.2. Điều kiện sinh trưởng
    2.3. Thiết kế giống
    2.4. Phân lập bộ gen và DNA plasmid
    2.5. PCR
    2.6. Lên men
    2.7. Các phương pháp phân tích
    3. KẾT QUẢ
    III. BÀN LUẬN
    IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
    --------------------------------------------------------------------------
    GVHD: ThS. Hoàng Mỹ Dung - Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...