Tài liệu Săn sóc hệ thống dẫn lưu

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Săn sóc hệ thống dẫn lưu – PGS. TS. BS. Nguyễn Công Minh.


    SĂN SÓC HỆ THỐNG DẪN LƯU



    PGS. TS. BS. Nguyễn Công Minh



    PHẦN 1. NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ DẪN LƯU

    Sự sử dụng các ống và hệ thống dẫn mang nhiều hình thái khác nhau, như ống
    thông mũi dạ dày vừa hút thoát dịch vừa nuôi ăn, ống dẫn Swan-Ganz đưa vào lòng
    động mạch phổi nhằm đo áp lực cũng như để lấy máu định lượng trong từng thời
    điểm khác nhau v v


    Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến hình thái thoát dịch của các hệ thống dẫn, một
    thủ thuật, một thao tác hỗ trợ, theo sau hoặc thay thế một can thiệp ngoại khoa, mà
    chúng ta thường gọi là “dẫn lưu”.


    VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ DẪN LƯU


    Lịch sử dẫn lưu thực sự đã có từ thời Hippocrates, 460 năm trước công nguyên.
    Dẫn lưu bằng kim loại, bằng thủy tinh, bằng những ống xương nhỏ, bằng vải cuốn
    hoặc bằng bấc, kể cả dẫn lưu (DL) kết hợp như gạc đặt vào bên trong lam cao su .
    là những mẫu dẫn lưu ban đầu mang tính thụ động. Với thời gian các kiểu DL dần
    được cải tiến “làm sao thoát dịch hoặc khí càng nhiều, càng tốt” để đạt đến hiệu quả
    “rút DL càng sớm, càng hay”. Từ các cuộc nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm
    sàng, đến sự hoàn thiện các kiến thức về sinh lý và sinh lý bệnh học của thập niên
    gần đây, DL mang tính “tích cực, chủ động” đã khẳng định được vai trò của nó, bên
    cạnh những DL “thụ động” còn tồn tại hoặc được cải biên sau này[15].


    MỤC ĐÍCH DẪN LƯU


    Dẫn lưu là một vấn đề quan trọng trong xử lý các trường hợp vết thương, chấn
    thương, bệnh lý hoặc nhiễm trùng ngoại khoa. DL là để thoát lưu dịch từ những
    khoang đặc biệt của cơ thể[1,2,4,13,15].


    Chỉ định và cách đặt DL tùy thuộc vào từng trường hợp và phải chọn phương
    tiện DL thích hợp, dựa vào tính chất dịch (mủ, máu tụ hoặc dịch viêm chèn ép ).


    Dẫn lưu có ba mục đích:


    1. Điều trị: là lấy hết “chất” hoặc dịch “mủ”: nếu không thoát hết thì diễn tiến sẽ
    trầm trọng, đe dọa hoặc dẫn đến tử vong. Thí dụ: tràn máu tràn khí hoặc tràn mủ
    màng phổi, áp xe ruột thừa.


    2. Dự phòng: ngăn ngừa tai biến có thể xảy ra, như chảy máu, chèn ép cấp gây tử
    vong (thường bị bỏ sót hoặc không phát hiện được). Chẳng hạn nhờ DL sau mổ
    bướu giáp, nếu có biến chứng chảy máu, máu sẽ thoát qua theo DL và ra ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...