Tiến Sĩ Sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
    Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SẴN SÀNG TÂM LÍ VỚI HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 32
    1.1. Các khái niệm 32
    1.2. Cấu trúc sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự 49
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự 63
    1.4. Tiêu chí đánh giá sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên ở các trường đại học quân sự hiện nay 70
    Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 80
    2.1. Tổ chức nghiên cứu 80
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 84
    2.3. Tổ chức thực nghiệm tác động 90
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÍ - SƯ PHẠM NÂNG CAO SẴN SÀNG TÂM LÍ VỚI HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY 99
    3.1. Phân tích thực trạng sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 99
    3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 119
    3.3. Những biện pháp tâm lí - sư phạm nâng cao sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 123
    3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm 140
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 163


    DANH MỤC BẢNG
    TT TÊN BẢNG Trang
    1. Bảng 1.1. Kết quả tổng hợp phát hiện các tiêu chí đánh giá sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 81
    2. Bảng 3.1. Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí học viên về thực trạng động cơ hoạt động nghề nghiệp của học viên 103
    3. Bảng 3.2. Tự đánh giá của học viên về thực trạng động cơ hoạt động nghề nghiệp 104
    4. Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá động cơ hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự 105
    5. Bảng 3.4. Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí về thực trạng kiến thức của học viên 107
    6. Bảng 3.5. Tự đánh giá thực trạng kiến thức của học viên 108
    7. Bảng 3.6. Điểm đánh giá thực trạng kiến thức của học viên các trường đại học quân sự 110
    8. Bảng 3.7. Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí về thực trạng cảm xúc - ý chí của học viên 112
    9. Bảng 3.8. Tự đánh giá thực trạng cảm xúc-ý chí của học viên 113
    10. Bảng 3.9. Thực trạng cảm xúc - ý chí của học viên 113
    11. Bảng 3.10. Đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí về thực trạng kĩ năng nghề nghiệp của học viên 116
    12. Bảng 3.11. Tự đánh giá thực trạng kĩ năng nghề nghiệp của học viên 118
    13. Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự 118
    14. Bảng 3.13. Thực trạng sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 120
    15. Bảng 3.14. Giảng viên, cán bộ quản lí đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 122
    16. Bảng 3.15. Học viên đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp 124
    17. Bảng 3.16. Tính khả thi của các biện pháp tâm lí - sư phạm nâng cao sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 146
    18. Bảng 3.17. Tình hình thực hiện các biện pháp tâm lí - sư phạm nâng cao sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự thời gian vừa qua 147
    19. Bảng 3.18. Mức độ phát triển sẵn sàng kĩ năng nghề nghiệp của học viên trước thực nghiệm 148
    20. Bảng 3.19. Mức độ sẵn sàng kĩ năng nghề nghiệp của học viên sau thực nghiệm 150
    21. Bảng 3.20. Tổng hợp mức độ sẵn sàng kĩ năng nghề nghiệp của học viên trước và sau thực nghiệm 151

    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
    TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang
    1. Sơ đồ 1.1. Cấu trúc sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 63
    2. Biểu đồ 3.1. So sánh đánh giá thực trạng động cơ nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 106
    3. Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả đánh giá thực trạng kiến thức của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 109
    4. Biểu đồ 3.3. So sánh thực trạng cảm xúc - ý chí của học viên 114
    5. Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 119
    6. Biểu đồ 3.5. Thực trạng sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 121
    7. Biểu đồ 3.6. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay 125
    8. Biểu đồ 3.7. So sánh mức độ sẵn sàng kĩ năng nghề nghiệp của học viên trước thực nghiệm 149
    9. Biểu đồ 3.8. Mức độ sẵn sàng kĩ năng nghề nghiệp của học viên trước và sau thực nghiệm 152

    MỞ ĐẦU

    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Sẵn sàng tâm lí với hoạt động nói chung, sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp nói riêng là một vấn đề khoa học được các nhà Tâm lí học, Tâm lí học sư phạm, Giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay là Luận án tiến sĩ Tâm lí học được nghiên cứu độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Trên cơ sở khái quát các công trình nghiên cứu Tâm lí học, Tâm lí học sư phạm, Giáo dục học trên thế giới và trong nước, tác giả luận án đã quan niệm: sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự là tổ hợp các phẩm chất tâm lí của nhân cách học viên được biểu hiện ở: động cơ hoạt động nghề nghiệp, kiến thức, cảm xúc - ý chí, kĩ năng nghề nghiệp giúp học viên thực hiện hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao theo mục tiêu đào tạo của nhà trường; xác định cấu trúc, những yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp tâm lí - sư phạm nâng cao sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay.
    2. Lí do chọn đề tài
    Công cuộc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lí, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao”[22, tr.234], sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, phương hướng đào tạo sĩ quan ở các trường đại học quân sự là “đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; tập trung đào tạo theo chức vụ có trình độ học vấn tương ứng, trong đó, đào tạo cán bộ cấp phân đội có trình độ đại học là cơ bản; đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn kĩ thuật theo các nhóm ngành của các quân chủng, binh chủng, ngành có mặt bằng kiến thức chung của Nhà nước, có tay nghề đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội”[24,tr.4-5]. Chính những yêu cầu cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, của hoạt động quân sự, yêu cầu xây dựng Quân đội thời kì mới, mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ Quân đội, đòi hỏi các trường đại học quân sự vừa phải chú trọng trang bị cho học viên kiến thức toàn diện, kiến thức chuyên ngành, phát triển các phẩm chất nhân cách nghề nghiệp quân sự, vừa phải hình thành, phát triển sự sẵn sàng bên trong với hoạt động nghề nghiệp. Bởi điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người sĩ quan tương lai nhanh chóng hòa nhập với mọi mặt hoạt động của đơn vị, luôn luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trên cương vị, chức trách của những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, những cán bộ chuyên môn theo mục tiêu đào tạo.
    Trong thực tiễn quá trình sư phạm ở các trường đại học quân sự, vẫn còn một bộ phận học viên chưa sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp, biểu hiện ở: động cơ học tập nghề nghiệp chưa ổn định; nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu, yêu cầu đào tạo; lúng túng trong thực hành giải quyết nhiệm vụ theo chức trách; kĩ năng xử trí một số tình huống quân sự hạn chế; giao tiếp quân sự chưa đúng; ý chí vươn lên không rõ ràng .
    Sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp nói chung, với nghề nghiệp quân sự nói riêng đã được nhiều nhà Tâm lí học nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu trên bình diện lí luận, ở các khía cạnh, góc độ và phương pháp tiếp cận khác nhau, chủ yếu nhằm mục đích hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, hoặc chuẩn bị tâm lí cho chủ thể trước những hoạt động nhất định. Vấn đề sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận án của mình.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ cơ sở lí luận, thực tiễn của vấn đề sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay; trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp tâm lí - sư phạm nâng cao sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Làm rõ khái niệm, cấu trúc, những yếu tố ảnh hưởng đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự.
    - Đánh giá đúng thực trạng sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay.
    - Đề xuất được biện pháp tâm lí - sư phạm nâng cao sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự.
    - Tổ chức thực nghiệm sư phạm góp phần chứng minh tính khả thi của các biện pháp đó.
    4. Đối t¬ượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi đối tượng: sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự ở cấp độ sẵn sàng nhân cách.
    Phạm vi khách thể: Học viên đang học tập năm thứ ba của khóa học thuộc 3 khối đào tạo: sĩ quan chính trị, sĩ quan chỉ huy tham mưu lục quân, sĩ quan chuyên môn kĩ thuật; giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành: Công tác đảng, công tác chính trị, Tâm lí học, Sư phạm quân sự, Chiến thuật, Kĩ sư Vũ khí-đạn, Kĩ sư chế tạo động cơ; hệ (tiểu đoàn) trưởng, chính trị viên hệ (tiểu đoàn), đại đội trưởng, chính trị viên đại đội quản lí học viên.
    4.3. Giả thuyết khoa học
    Sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên năm thứ ba các trường đại học quân sự hiện nay ở mức trung bình.
    Nếu chỉ ra được cấu trúc tâm lí, xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng thì sẽ đề xuất được những biện pháp tâm lí - sư phạm phù hợp nâng cao sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay.
    5. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lí luận, thực tiễn
    Cơ sở lí luận
    - Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc phương pháp luận của Tâm lí học như: nguyên tắc phát triển tâm lí; nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng các hiện tượng tâm lí; nguyên tắc thống nhất giữa tâm lí, ý thức và hoạt động với phương pháp tiếp cận: hoạt động - giá trị - nhân cách, hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lô gic.
    - Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về sẵn sàng tâm lí của các tác giả trong nước và nước ngoài.
    Cơ sở thực tiễn
    - Thực tiễn đào tạo nghề nghiệp quân sự ở các trường đại học quân sự.
    - Thực tiễn sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên năm thứ ba các trường đại học quân sự: Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Lục quân 2, Sĩ quan Chính trị, Học viện Kĩ thuật quân sự.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng tổng hợp các phư¬ơng pháp nghiên cứu của Tâm lí học và Tâm lí học quân sự, bao gồm:
    Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích các tài liệu có liên quan, tổng hợp, khái quát lí luận về sẵn sàng tâm lí, sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự.
    Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi học tập của học viên trong các tiết học chuyên ngành Chiến thuật, Công tác đảng, công tác chính trị, trong các giờ thảo luận ở tổ học tập; đặc biệt, quan sát học viên tham gia các buổi học thực hành xử trí tình huống, quan sát học viên duy trì, điều hành hoạt động của trung đội, đại đội trong quá trình thực tập tại đơn vị.
    Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra ở giảng viên, cán bộ quản lí và học viên về các nội dung liên quan đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự.
    Phương pháp phỏng vấn: Nhằm định tính, kiểm tra kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
    Phương pháp chuyên gia: Trưng cầu ý kiến các chuyên gia Tâm lí học và giảng viên chuyên ngành về cấu trúc sẵn sàng tâm lí, về các yếu tố ảnh hưởng đến sẵn sàng tâm lí, về tiêu chí đánh giá sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay.
    Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động để đánh giá mức độ sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay thông qua kết quả học tập, rèn luyện, thực hành, thực tập.
    Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động nâng cao rèn luyện sẵn sàng kĩ năng nghề nghiệp của học viên nhằm chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp tâm lí - sư phạm.
    Phương pháp thống kê toán học: Các số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm được xử lí chủ yếu trên chương trình SPSS 20.0 làm tăng thêm độ tin cậy và tính chính xác của các kết quả nghiên cứu.
    6. Đóng góp mới của luận án
    6.1. Về lí luận
    Luận án đã xác định rõ khái niệm sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay; chỉ ra bốn thành phần trong cấu trúc sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp; xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã cụ thể hóa và làm phong phú thêm lí luận về sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay trong Tâm lí học sẵn sàng hoạt động và Tâm lí học sư phạm quân sự.
    6.2. Về thực tiễn
    Phát hiện thực trạng sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự còn ở mức độ trung bình; chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong đến sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên.
    Đề xuất được hệ thống các biện pháp tâm lí - sư phạm nâng cao sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp cho học viên các trường đại học quân sự thông qua tác động hình thành các thành phần trong cấu trúc, cải thiện các yếu tố ảnh hưởng. Đồng thời, tác giả luận án xây dựng và tiến hành một chương trình thực nghiệm tác động nâng cao sẵn sàng kĩ năng nghề nghiệp cho học viên thông qua dạy học lí thuyết và thực hành xử trí tình huống. Chương trình thực nghiệm bước đầu đã mang lại kết quả nâng cao sẵn sàng kĩ năng nghề nghiệp cho học viên, được đội ngũ giảng viên ở cơ sở tiến hành thực nghiệm đánh giá tốt, có tính thực tiễn cao.
    Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học quân sự, trong huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng liên quan.
    7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
    Luận án bổ sung, làm phong phú thêm lí luận Tâm lí học về sẵn sàng tâm lí với hoạt động nói chung, sẵn sàng tâm lí với hoạt động nghề nghiệp của học viên các trường đại học quân sự hiện nay nói riêng; cung cấp thêm cơ sở Tâm lí học cho việc hình thành, nâng cao sẵn sàng tâm lí, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ở các trường đại học quân sự hiện nay và trong tương lai.
    8. Cấu trúc của luận án
    Luận án có cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương với 11 tiết, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
     
Đang tải...