Chuyên Đề Sản phẩm thú rừng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Một trong những loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao đối với con người đó chính là thịt. Và thịt thú rừng là một trong những loại thực phẩm được nhiều ưa chuộng, tìm mua và sử dụng đó chính là thịt thú rừng.
    Bên cạnh nhu cầu sử dụng thú rừng như một nguồn thực phẩm chủ đạo trong bữa ăn hằng ngày của người dân, thịt thú rừng đã trở thành một món ăn đặc sản đối với nhiều người. Đồng thời thú rừng còn được nhiều người sử dụng làm dược liệu, trang trí nội thất gia đình, đồ mĩ nghệ . Thịt thú rừng đã trở thành một mặt hàng buôn bán đem lại lợi nhuận cao, chính vì vậy thú rừng đã trở thành đối tượng để nhiều người tìm mua, săn bắn và giết hại. Đó chính là nguyên nhân gây nên sự suy giảm nghiêm trọng số lượng và thành phần các loài động vật hoang dã nói chung và thú rừng nói riêng.
    Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân như: yếu kém trong công tác quản lý - bảo vệ, nhận thức của người dân chưa đầy đủ và việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý, rừng Việt Nam đã bị tàn phá nặng nề, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, các sinh cảnh rừng tự nhiên thích hợp cho chúng sinh sống đang bị suy giảm và thu hẹp, nơi sống vốn có của các loài thú bị chia cắt thành các khu vực nhỏ dẫn đến sự cách li về địa lí . đã làm mất dần nơi cư trú của các loài động vật và nhiều loài đang trong nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Vì vậy việc điều tra về thực trạng sử dụng các sản phẩm động vật rừng có vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo tồn các loài động vật ở Việt Nam nói chung và ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nói riêng.


    Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An là một tỉnh có tính đa dạng sinh học cao, trong đó khu hệ thú đa dạng nhất khu vực, chiếm tới 98,5% tổng số loài của toàn khu vực. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có thành phần loài thú đa dạng cao, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm (40 loài) như Sói đỏ (Cuon alpinus), Hổ (Panthera tigris), Sao la (Pseudoxyx nghetinhensis) . Các công trình nghiên cứu về thú tại Pù
    Huống còn rất ít, chủ yêú là các nghiên cứu vế đa dạng thành phần loài thú.


    Cho đến nay, tại KBTTN Pù Huống các công trình nghiên cứu, điều tra về sản phẩm thú liên quan đến sinh kế ở đây còn chưa được tiến hành. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Sản phẩm thú rừng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống” để góp phần đánh giá đầy đủ hơn về khu hệ thú ở KBTTN Pù Huống và tạo cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài thú trong khu vực.

    Mục tiêu n ghiên cứ u c ủa đề tài:


    - Thống kê thành phần loài thú rừng có tại KBTTN Pù Huống.
    - Điều tra, thống kê các sản phẩm từ thú rừng còn lưu giữ tại các điểm thuộc KVNC; điều tra, thống kê các sản phẩm từ thú rừng và nhu cầu về các sản phẩm từ thú rừng.


    - Các phương thức sử dụng, săn bắn thú rừng và các mục đích sử dụng sản phẩm từ thú rừng của cộng đồng các dân tộc ở KBTTN Pù Huống.
    - Ảnh hưởng của cộng đồng đến nguồn lợi thú rừng ở KBTTN Pù Huống.
    - Hiện trạng quản lý và đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thú rừng ở KBTTN Pù Huống.

    CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Tiếp cận với sản phẩm động vật rừng


    1.1.1. Động vật nào được gọi là động vật rừng ?


    Động vật rừng là khái niệm chỉ các loài thuộc các lớp động vật khác nhau sống trong rừng. Sự có mặt của một loài động vật bất kỳ nào, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, đều có xu hướng nhất định đến sự tồn tại và phát triển của rừng.
    Trong động vật rừng còn có khái niệm đặc sản rừng. Đó là các loài động vật cá giá trị khoa học và kinh tế đặc biệt sống trong rừng. Trong luận văn này chỉ đề cập đến
    các loài thú sống trong rừng và được gọi là Thú rừng.


    1.1.2. Khái niệm về sản phẩm thú rừng


    Thú rừng là nguồn lợi cung cấp các sản phẩm thực phẩm, các hoạt chất sinh học, chế biến các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, mỹ nghệ, thương mại, các động vật làm cảnh Tất cả những thứ đó đều được gọi là sản phẩm nguồn từ thú rừng. Vì giá trị của các sản phẩm từ thú rừng rất lớn nên thú rừng hiện nay đang bị săn bắt, khai thác quá mức.
    1.2. Lược sử nghiên cứu thú rừng


    1.2.1. Lược sử nghiên cứu thú ở Việt Nam


    Việc nghiên cứu thú ở việt Nam được tiến hành từ rất lâu. Ngay từ thế kỷ 18 trong các tác phẩm “Vân Đài Loại Ngữ” và “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn (1724
    - 1784) đã có những bản thống kê về nguồn lợi động vật ở một số địa phương trong đó


    có thú. Tiếp đó là “Đại Nam Nhất Thống Chí” (1864 – 1875) của triều Nguyễn cũng nêu danh sách các loài thú phổ biến lúc bấy giờ ở nhiều tỉnh trong nước. Ngoài ra, còn có những ghi chép lẻ tẻ về các loài động vật quý hiếm cũng như các sản vật được lấy từ
    các phần của cơ thể thú dùng cống tiến vua chúa, các vương triều phương Bắc như: sừng tê giác, ngà voi, vẩy đồi mồi, . Những sản phẩm từ động vật dùng làm thuốc cũng được ghi chép lại.


    Đầu thế kỷ 19, nghiên cứu thú ở Việt Nam được các nhà tự nhiên học người nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu các loài động vật rừng tại Việt Nam trong đó có thú. Trước tiên, có thể kể đến George Finlayson (1828) đã mô tả và nhận xét về các loài thú gặp ở Việt Nam và Đông Dương, sau đó là các công trình của Milne – Edwards
    (1867 - 1874), Morice (1875), Billet (1896 - 1898), Boutan (1900 - 1906), De
    4

    Pousargues (1904), Ménégaux (1905 - 1906). Đoàn khoa học thường trú Bắc Bộ do Boutan đứng đầu (1900 - 1906) thu thập các tiêu bản thú gửi về Paris do Ménégaux (1905 - 1906) phân tích, các tiêu bản thú được Thomas (1925, 1925, 1928) và Osgood (1932) phân tích và công bố danh sách các loài trong đó có tê giác (Rhinoceros ), nai (Cevus unicolor), lợn rừng (Sus scrofa), vượn, khỉ, các loài ăn thịt và gặm nhấm (Rodentia).
    Năm 1876, Morice công bố công trình nghiên cứu trong đó thống kê khu hệ thú Nam bộ có 13 loài Gặm nhấm, bao gồm 5 loài chuột, 7 loài sóc và 1 loài Nhím [41]. Năm 1904, De Pousargues công bố 38 loài thú ở Nam bộ bao gồm các nhóm: Dơi, Guốc chẵn, thú ăn thịt nhỏ và Gặm nhấm. Đến năm 1932, H. Osgood phân tích tư liệu của anh em nhà Roosevelts được bảo quản tại bảo tàng Paris, Luân Đôn và Washington đã công bố một danh lục gồm 172 loài và phân loài thú ở Việt Nam [41].
    Năm 1973, Lê Hiền Hào [12] công bố cuốn sách “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam” giới thiệu về 38 loài thú có ý nghĩa kinh tế. Mỗi loài tác giả nêu tên phổ thông, tên khoa học, tên địa phương, đặc tính phân bố, sinh cảnh và chỗ ở, tập tính, thức ăn, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, thay lông, cạnh tranh và kẻ thù, số lượng và ý nghĩa kinh tế.
    Năm 1985, Đào Văn Tiến [42] đã tổng hợp các kết quả điều tra động vật trên 12 tỉnh miền Bắc từ 1957 đến 1971 viết thành cuốn “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả đã thống kê được 129 loài thú thuộc 32 họ, 11 bộ trong đó có 8 loài và phân loài lần đầu tiên phát hiện ở Bắc Trung bộ, 5 loài và phân loài mới cho khoa học (riêng ở Nghệ An, có 23 loài và phân loài, thuộc 11 họ, 4 bộ). Công trình đã sơ bộ quy vùng địa lí - động vật cho Việt Nam, nêu tính đa dạng và mật độ của các loài thú cũng như đặc điểm sinh thái- sinh học của chúng.
    Năm 1994, Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh, Hoàng Minh Khiên [15] đã công bố Danh lục các loài thú Việt Nam và thống kê Nghệ An có 48 loài thuộc 21 họ 8 bộ. Mỗi loài các tác giả đã nêu tên khoa học, tên đồng nghĩa, tên Việt Nam và tên địa phương (một số dân tộc sử dụng), vùng phân bố ở Việt Nam và trên thế giới, giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn, tình trạng, biện pháp sử dụng và bảo
    vệ.


    Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các nhà khoa học Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu về đa dạng sinh học động vật nói chung trong đó có các khu hệ thú, thu thập nhiều dẫn liệu
    5

    về sinh thái, sinh học, các nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thú hoang dã ở Việt Nam và đã công bố nhiều công trình có ý nghĩa.


    1.2.2. Lược sử nghiên cứu thú ở Nghệ An


    Nghệ An có 3 khu vực bảo vệ đa dạng sinh học đó là VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt. Vì vậy những nghiên cứu động vật rừng ở tỉnh nghệ An đều tập trung ở 3 vùng này. Nghiên cứu về khu hệ thú Pù Mát có các công trình như: “Pù Mát, điều tra đa dạng sinh học của một khu bảo vệ ở Việt Nam” (2000) – Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An [5] đã điều tra thu mẫu của các loài động vật trong đó về thú đã thu được mẫu của 20 loài thú nhỏ, 39 loài Dơi (thuộc 6 họ) và 72 loài thú lớn (thuộc 22 họ); Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng (2001) xuất bản cuốn Sổ tay ngoại nghiệp nhận dạng các loài thú lớn khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát đã mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm nhận biết, sinh thái và tập tính, sự phân bố và tình trạng bảo tồn của 64 loài thú và bảng tra cứu nhanh các dấu chân thú [31].
    Đây là tài liệu rất cần thiết cho các nhà khoa học khi điều tra thực địa. Năm 2004, Đặng Công Oanh [32] trong luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp của mình đã nghiên cứu tính đa dạng sinh học khu hệ thú, ảnh hưởng của con người và các giải pháp bảo tồn tài nguyên thú rừng ở VQG Pù Mát đã thống kê được 132 loài thú thuộc 30 họ, 11 bộ; nêu giá trị kinh tế của các loài sưu tầm được. Công trình cũng mô tả sự phân bố của các loài thú theo sinh cảnh, ảnh hưởng của con người đến tài nguyên thú rừng cũng như đề xuất các giải pháp bảo tồn chúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...