Tài liệu Sám-Hối

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sám-Hối
    HT. Thích Thiện Hoa
    (Trích từ Phật Học Phổ Thông)



    A. MỞ ĐỀ
    Chúng ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch
    Phật thường dạy: Phàm còn xuống lên ba cõi, *lặn lội trong sáu đường, thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi.
    Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được? Người ta thường nói: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; vậy thì ở trong bụi tất cả phải lấm bụi. Bụi đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu chúng ta, và trong buồng gan lá phổi của chúng ta. Nó làm cho chúng ta mờ mắt không thấy được đường chánh; nó làm cho chúng ta dục lòng, không thấy được chân tâm.
    Nếu chúng ta muốn sống mãi trong cảnh bụi nhơ, muốn đắm mình trong tội lỗi, thì không nói làm gì. Nhưng khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thới, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết bụi bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là Sám Hối.
    B. CHÁNH ĐỀ
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Chữ Sám, tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là Hối quá. Kinh nói: Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá. Nghĩa là Sám là ăn năn lỗi trước, còn hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không, thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ Sám hối, dịch theo tiếng Việt là ăn năn chừa lỗi.
    Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ; bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau này vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong đạo Phật.
    II. CÁC CÁCH SÁM HỐI
    1. Sám hối sai lầm
    Đúng ra chữ Sám hối là danh từ riêng của Đạo Phật. Khi Sám Hối mà gọi là sai lầm, thì không phải là Sám Hối nữa rồi. Nhưng để tiện việc diễn đạt, chúng ta hãy tạm dùng hai chữ ấy để nói chung những cách chuộc tội ở thế gian hay trong các ngoại đạo.
    Người thế gian, khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trà rượu, hay heo gà, tiền bạc để tạ tội, xin lỗi. Có khi người ta lại dùng hình thức đoái công *thục tội, như khi phạm tội với triều đình hay trong quân ngũ chẳng hạn. Hình thức lấy công chuộc tội cũng có chỗ hay, nhưng chưa hoàn hảo và còn thô thiển. Nó chỉ áp dụng để đối phó với bên ngoài, chứ trong trường hợp những tội lỗi xảy ra trong nội tâm của chúng ta, những tội lỗi rất vi tế rất sâu xa, thì khó có thể mà áp dụng được hình thức nói trên.
    Trong các ngoại đạo, người ta cũng có dùng nhiều hình thức chuộc tội: như có đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh; có đạo chủ trương xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội; có đạo lại đem phẩm vật để xin Thánh thần xả tội; có đạo lại chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân mình, nhịn đói khát, chịu nóng rét, nằm gai nếm mật để được giải thoát tội lỗi.
    Những cách chuộc tội như thế đều sai lầm hết. Tội lỗi thuộc về tâm lý, không có hình tướng. Vậy thì làm sao có thế lấy vật chất như nước, máu huyết, phẩm vật hay xác thân để làm cho sạch tội được.
    2. Sám hối chân chính
    Đức Phật dạy rằng: Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt. Kẻ *giống gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng quả ngon. Tội lỗi đã từ tâm tạo, thì cũng từ tâm mà sám. Lời nói thật rõ ràng, chí lý, hợp với thực nghiệm. Vậy chúng ta muốn hết tội, phải y theo những pháp Sám Hối chân chánh của Đạo Phật mà thật hành. Trong đạo Phật, có 4 pháp Sám Hối sau đây, có pháp thuộc về sự, có pháp thuộc về lý:


    Tác pháp sám hối (sự);
    Thủ tướng sám hối (sự);
    Hồng danh sám hối (sự);
    Vô danh sám hối (lý).
    a) Tác Pháp Sám Hối
    Pháp sám hối này thuộc về sự; phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới *tràng, mình phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội.
    b) Thủ Tướng Sám Hối
    Pháp này thuộc về sự và khó hơn pháp trước. Phật chế pháp này, là pháp sám hối thuộc quán tưởng, cho những người tu hành có trình độ cao, hoặc ở chỗ không có Tăng, hay có, nhưng không được thanh tịnh.
    Muốn tu pháp này, hành giả phải đến trước tượng Phật hay Bồ Tát, thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm, và nguyện ăn năn chừa bỏ. Làm như thế từ một ngày, ba ngày, bảy ngày, 49 ngày, và mãi cho đến khi nào thấy được hảo tướng: như thấy hào quang, hoa sen báu, thấy Phật, Bồ Tát đến xoa đầu v.v thì mới thôi.
    c) Hồng Danh Sám Hối
    Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh Ngũ Thập Tam Phật tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng *Mán Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh Quán Dược Vương, Dược Thượng với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
    Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời về quá khứ. Đức Phật Tỳ Bà Thi nói: Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác. Đức Phật Thích Ca nói: Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp. Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ đức Phật Thích Ca cho đến đức Phật Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương, thì trong Kinh Bửu Tích nói: Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ.
    Về sau Ngài Từ Vân Pháp Sư vì những người yếu đuối hoặc không quen lạy nhiều, nên dã soạn ra một nghi thức sám hối, rất *gọ dễ và đầy đủ ý nghĩa, cũng gọi là pháp tiểu sám hối, để cho Phật tử có thể hằng ngày sám hối tội lỗi của mình.
    d) Vô Danh Sám Hối
    Pháp này thuộc về lý sám hối rất cao và khó, bực thượng căn mới có thể thực hành được. Có hai cách sám:


    Quán tâm vô sanh: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh. Như trong Kinh Kim Cang nói: Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không . Quán trong ba thời gian đều không có tâm, thì vọng niệm không từ đâu mà có, thì các tội lỗi cũng không. Kinh nói: Tội từ nơi tâm sanh ra mà cũng từ nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sanh, thì tội kia cũng chẳng còn, thế mới thật là sám hối.
    Quán pháp vô sanh: Nghĩa là quan sát thật tướng (chơn tánh) của các pháp không sanh. Chữ thật tướng, nghĩa là cái tướng ấy không sanh không diệt, không hư dối; từ xưa đến nay nó vẫn thường như thế, không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là thật tướng (tướng chân thật). Nó cũng có tên là chơn như hay chơn tâm .
    Khi nhận được thật tướng rồi, thì các giả tướng đều không còn. Lúc bấy giờ những tội lỗi (giả tướng) kia, không còn gá nương vào đâu mà tồn tại. Trong Kinh *Quán Phổ Hiền có chép: Muốn sám hối, phải quán thật tướng của các pháp, thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt.Sám-Hối
    HT. Thích Thiện Hoa
    (Trích từ Phật Học Phổ Thông)



    A. MỞ ĐỀ
    Chúng ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch
    Phật thường dạy: Phàm còn xuống lên ba cõi, *lặn lội trong sáu đường, thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi.
    Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được? Người ta thường nói: ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; vậy thì ở trong bụi tất cả phải lấm bụi. Bụi đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu chúng ta, và trong buồng gan lá phổi của chúng ta. Nó làm cho chúng ta mờ mắt không thấy được đường chánh; nó làm cho chúng ta dục lòng, không thấy được chân tâm.
    Nếu chúng ta muốn sống mãi trong cảnh bụi nhơ, muốn đắm mình trong tội lỗi, thì không nói làm gì. Nhưng khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thới, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết bụi bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là Sám Hối.
    B. CHÁNH ĐỀ
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Chữ Sám, tiếng Phạn gọi là Samma; Tàu dịch là Hối quá. Kinh nói: Sám giả sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối kỳ hậu quá. Nghĩa là Sám là ăn năn lỗi trước, còn hối là chừa bỏ lỗi sau. Nếu dùng một chữ Sám hay một chữ Hối không, thì chưa đủ ý nghĩa, nên các Tổ xưa ghép hai chữ lại thành danh từ Sám hối, dịch theo tiếng Việt là ăn năn chừa lỗi.
    Như thế trong chữ Sám hối có hàm nghĩa ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm trong quá khứ; bất luận là lâu mau, và bây giờ cho đến về sau, mình nguyện là không tái phạm nữa. Nếu biết lỗi cũ là bậy, bây giờ mình xin chuộc lỗi, mà sau này vẫn còn làm lại, thì không phải là đúng nghĩa Sám hối trong đạo Phật.
    II. CÁC CÁCH SÁM HỐI
    1. Sám hối sai lầm
    Đúng ra chữ Sám hối là danh từ riêng của Đạo Phật. Khi Sám Hối mà gọi là sai lầm, thì không phải là Sám Hối nữa rồi. Nhưng để tiện việc diễn đạt, chúng ta hãy tạm dùng hai chữ ấy để nói chung những cách chuộc tội ở thế gian hay trong các ngoại đạo.
    Người thế gian, khi có tội lỗi với ông bà, làng nước, thường dùng trà rượu, hay heo gà, tiền bạc để tạ tội, xin lỗi. Có khi người ta lại dùng hình thức đoái công *thục tội, như khi phạm tội với triều đình hay trong quân ngũ chẳng hạn. Hình thức lấy công chuộc tội cũng có chỗ hay, nhưng chưa hoàn hảo và còn thô thiển. Nó chỉ áp dụng để đối phó với bên ngoài, chứ trong trường hợp những tội lỗi xảy ra trong nội tâm của chúng ta, những tội lỗi rất vi tế rất sâu xa, thì khó có thể mà áp dụng được hình thức nói trên.
    Trong các ngoại đạo, người ta cũng có dùng nhiều hình thức chuộc tội: như có đạo dùng máu thú vật để xin rửa tội với thần linh; có đạo chủ trương xuống tắm ở những sông, suối mà người ta cho là linh thiêng thì hết tội; có đạo lại đem phẩm vật để xin Thánh thần xả tội; có đạo lại chủ trương khổ hạnh, ép xác như đánh đập thân mình, nhịn đói khát, chịu nóng rét, nằm gai nếm mật để được giải thoát tội lỗi.
    Những cách chuộc tội như thế đều sai lầm hết. Tội lỗi thuộc về tâm lý, không có hình tướng. Vậy thì làm sao có thế lấy vật chất như nước, máu huyết, phẩm vật hay xác thân để làm cho sạch tội được.
    2. Sám hối chân chính
    Đức Phật dạy rằng: Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt. Kẻ *giống gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng quả ngon. Tội lỗi đã từ tâm tạo, thì cũng từ tâm mà sám. Lời nói thật rõ ràng, chí lý, hợp với thực nghiệm. Vậy chúng ta muốn hết tội, phải y theo những pháp Sám Hối chân chánh của Đạo Phật mà thật hành. Trong đạo Phật, có 4 pháp Sám Hối sau đây, có pháp thuộc về sự, có pháp thuộc về lý:


    Tác pháp sám hối (sự);
    Thủ tướng sám hối (sự);
    Hồng danh sám hối (sự);
    Vô danh sám hối (lý).
    a) Tác Pháp Sám Hối
    Pháp sám hối này thuộc về sự; phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh, nên gọi là tác pháp. Khi vào giới *tràng, mình phải thành thật tỏ bày tội lỗi một cách thành khẩn, chí tâm ăn năn và nguyện về sau không tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh, tức là hết tội.
    b) Thủ Tướng Sám Hối
    Pháp này thuộc về sự và khó hơn pháp trước. Phật chế pháp này, là pháp sám hối thuộc quán tưởng, cho những người tu hành có trình độ cao, hoặc ở chỗ không có Tăng, hay có, nhưng không được thanh tịnh.
    Muốn tu pháp này, hành giả phải đến trước tượng Phật hay Bồ Tát, thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm, và nguyện ăn năn chừa bỏ. Làm như thế từ một ngày, ba ngày, bảy ngày, 49 ngày, và mãi cho đến khi nào thấy được hảo tướng: như thấy hào quang, hoa sen báu, thấy Phật, Bồ Tát đến xoa đầu v.v thì mới thôi.
    c) Hồng Danh Sám Hối
    Pháp Hồng Danh Sám Hối này cũng thuộc về sự, do Ngài Bất Động Pháp Sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài rút 53 danh hiệu Phật trong Kinh Ngũ Thập Tam Phật tức là từ đức Phật Phổ Quang cho đến Phật Nhứt Thế Pháp Tràng *Mán Vương, và rút 35 hiệu Phật trong Kinh Quán Dược Vương, Dược Thượng với pháp thân đức Phật A Di Đà, sau thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện, thành nghi sám hối này, tổng cộng là 108 lạy, để ám chỉ trừ 108 phiền não.
    Nghi thức sám hối này, nếu ai chí thành kính lễ, thì sẽ diệt trừ những phiền não và tội lỗi đã tạo, trong đời hiện tại cũng như nhiều đời về quá khứ. Đức Phật Tỳ Bà Thi nói: Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu 53 vị Phật này, thì trăm ngàn ức kiếp không đọa vào ba đường ác. Đức Phật Thích Ca nói: Thuở xưa, đời Phật Diệu Quang, ta đi tu nhằm đời mạt pháp, nhờ được nghe danh hiệu 53 vị Phật này, và thành tâm lễ bái, mà tránh khỏi những đau khổ trong đường sanh tử luân hồi nhiều kiếp. Còn 35 danh hiệu Phật sau, từ đức Phật Thích Ca cho đến đức Phật Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương, thì trong Kinh Bửu Tích nói: Nếu tất cả chúng sanh, hoặc phạm tội ngũ nghịch hay thập ác, đến muôn kiếp không thể sám hối, chỉ xưng danh hiệu 35 vị Phật này và lễ bái, thì bao nhiêu tội chướng đều tiêu trừ.
    Về sau Ngài Từ Vân Pháp Sư vì những người yếu đuối hoặc không quen lạy nhiều, nên dã soạn ra một nghi thức sám hối, rất *gọ dễ và đầy đủ ý nghĩa, cũng gọi là pháp tiểu sám hối, để cho Phật tử có thể hằng ngày sám hối tội lỗi của mình.
    d) Vô Danh Sám Hối
    Pháp này thuộc về lý sám hối rất cao và khó, bực thượng căn mới có thể thực hành được. Có hai cách sám:


    Quán tâm vô sanh: Nghĩa là quan sát tự tâm mình hiện tiền không sanh. Như trong Kinh Kim Cang nói: Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại chẳng có, tâm vị lai cũng không . Quán trong ba thời gian đều không có tâm, thì vọng niệm không từ đâu mà có, thì các tội lỗi cũng không. Kinh nói: Tội từ nơi tâm sanh ra mà cũng từ nơi tâm diệt. Nếu tâm này không sanh, thì tội kia cũng chẳng còn, thế mới thật là sám hối.
    Quán pháp vô sanh: Nghĩa là quan sát thật tướng (chơn tánh) của các pháp không sanh. Chữ thật tướng, nghĩa là cái tướng ấy không sanh không diệt, không hư dối; từ xưa đến nay nó vẫn thường như thế, không bị thời gian thay đổi, hay không gian chuyển dời, suốt xưa thấu nay, nên gọi là thật tướng (tướng chân thật). Nó cũng có tên là chơn như hay chơn tâm .
    Khi nhận được thật tướng rồi, thì các giả tướng đều không còn. Lúc bấy giờ những tội lỗi (giả tướng) kia, không còn gá nương vào đâu mà tồn tại. Trong Kinh *Quán Phổ Hiền có chép: Muốn sám hối, phải quán thật tướng của các pháp, thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...