Tài liệu Sài Gòn, những ngày tháng Tư

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sài Gòn, những ngày tháng Tư
    Cứ dịp tháng Tư về, mỗi người con Việt Nam không khỏi bồi hồi xúc động nhớ lại những ngày tháng lịch sử hào hùng của dân tộc cách đây hơn 30 năm, mà mốc son lớn nhất là đại thắng mùa xuân giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Mới đó mà đã 1 năm, ngày này năm trước PvP cho ra đời bản tin Nam Dương số 5 đặc biệt cho 30 tháng Tư; năm nay lại xin có đôi dòng viết cho Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, viết cho những năm tháng không bao giờ được phép quên của Tổ Quốc.

    Sài Gòn theo chiều dài lịch sử:
    Nói về mảnh đất này, xin trích từ phim tài liệu “Sài Gòn – Xưa và Nay” lời của nhà sử họcNguyễn Đình Đầu, tác giả của công trình lớn nhất về khoa học lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 20 – bộ sử 30 tập “Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn”:
    Mùa xuân năm Mậu Dần 1698, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, nơi đây đã có trên 4 vạn dân và cho khai mở hàng ngàn dặm đất. Ông cho lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long (Đồng Nai) và Tân Bình (Sài Gòn). Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay nằm trên 1 phần địa bàn của Tân Bình thời đó. Đến năm 1757, phủ Gia Định đã bao gồm toàn thể diện tích địa bàn miền Nam tức đồng bằng sông Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long.


    Theo các tài liệu, đền thờ ông Nguyễn Hửu Cảnh nay còn ở Cù Lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai; là nơi xưa kia ông đặt đại bản doanh của mình. Ông vốn là hậu duệ đời thứ 19 của Đệ nhất khai quốc công thần Nguyễn Trãi, và là kiệt tướng dưới thời Nguyễn Phúc Chu. Uống nước nhớ nguồn, người Nam Bộ kính cẩn gọi ông là “Đức ông Lễ Thành Hầu”.

    Bên cạnh cái tên Nguyễn Hữu Cảnh, người miền Nam còn nhắc đến 1 người con khác đã góp phần gìn giữ và phát triển làm giàu thêm phong hóa phong tục, đồng thời bảo vệ vùng đất phương Nam, khuyến khích dân sản xuất nhiều lúa gạo lúc ấy là Tổng trấn Gia Định thành Tả quân Lê Văn Duyệt. Hai ông được coi là những người đầu tiên và có tầm ảnh hưởng rộng nhất đến lịch sử Sài Gòn giai đoạn đầu.




    Những dấu ấn đầu tiên của kiến trúc phương Tây được người Pháp mang vào Việt Nam từ những năm 1859, nằm ở khu vực nhà thờ Đức Bà ngày nay. Thời Pháp thuộc, Sài Gòn được đầu tư xây dựng, biến thành thủ phủ của Nam Kỳ, 1 đô thị lớn nhất Đông Dương – 1 hòn ngọc ở Viễn Đông. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, đất nước chia hai ở vĩ tuyến 17 sông Bến Hải, Sài Gòn trở thành thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, được người Mỹ viện trợ phát triển về cả quy mô lẫn chiều sâu, làm cho nơi đây càng thêm hoa lệ. Và rồi người Mỹ thua cuộc ở Việt Nam, lính Mỹ cuốn gói khỏi Sài Gòn, trả lại cho Sài Gòn bầu không khí độc lập và dân chủ được chờ mong hơn 30 năm, thành phố từ đây được chính thức mang tên là thành phố Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...