Tài liệu Sách hướng dẫn học tập Lịch sử các học thuyết kinh tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ



    LỜI NÓI ĐẦU



    Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.<br>Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin

    Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX).

    Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của mỗi trường phái kinh tế trong hệ thống tư tưởng của nhân loại và trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội.


    Cuốn sách này được biên soạn theo chương trình môn Lịch sử các học thuyết kinh tế dùng cho sinh viên các ngành chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh.

    Chúng tôi tập trung hướng dẫn để người học có thể hiểu và nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của môn học.<br>Mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi có những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để nâng cao chất lượng của cuốn sách.



    NỘI DUNG



    Chương 1: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế

    Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương

    Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp

    Chương 4: Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh

    Chương 5: Học thuyết kinh tế tiểu tư sản

    Chương 6: Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX

    Chương 7: Học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin

    Chương 8: Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...