Tiểu Luận Sách báo cách mạng và tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống những khuynh hướng chính trị sai lầm, phản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sách báo cách mạng và tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống những khuynh hướng chính trị sai lầm, phản động thời kỳ mặt trận dân chủ
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong lịch sử sách báo cách mạng Việt Nam trước năm 1945, thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 -1939) được biết đến như một khoảng thời gian mà ở đó, sách báo cách mạng chiếm lĩnh trận địa công khai và nhờ vậy, đây là lần đầu tiên chủ nghĩa cộng sản được truyền bá công khai rộng rãi trong quảng đại quần chúng từ thành thị đến nông thôn. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, hoạt động báo chí xuất bản đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, đấu tranh đòi tự do dân chủ, hòa bình, chống những khuynh hướng chính trị sai lầm, phản động Trên trận tuyến đó, Đảng ta đã tập hợp được nhiều cá nhân, tổ chức tiến bộ cùng tham gia. Nhờ vậy, thời kỳ này, sách báo cách mạng và tiến bộ phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều cây bút chính trị lý luận sắc sảo; bước đầu Đảng ta xây dựng đội ngũ cán bộ làm báo và sự chỉ đạo của Đảng đối với báo chí xuất bản là tập trung. Hoạt động khá sôi nổi của những sách báo cách mạng còn tác động sâu sắc đến họat động báo chí xuất bản thời bấy giờ, làm cho giới báo chí có nhiều biến động về khuynh hướng và thái độ chính trị. Bài viết này đề cập đến một số vấn đề của sách báo cách mạng và tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống những khuynh hướng chính trị sai lầm, phản động nói trên.
    1.Về việc nhìn nhận vấn đề Mặt trận nhân dân Pháp. Trên cơ sở theo dõi sát diễn biến tình hình chính trị nước Pháp, Đảng ta nhận thấy, Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập, Chính phủ phái tả lên cầm quyền, nhưng về căn bản đó vẫn là chính quyền tư sản. Trước những chuyển biến của tình hình chính trị nước Pháp, giới cầm quyền Pháp ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng mặc dù không thực hiện chính sách áp bức, đàn áp, khủng bố trắng trợn phong trào cách mạng như trước, nhưng chúng vẫn tìm mọi cách kìm hãm và sẵn sàng khủng bố, đàn áp khi có điều kiện. Trong tình hình đó, tại Hội nghị Trung ương tháng 7 - 1936, Đảng ta chủ trương nêu khẩu hiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp. Cần nhấn mạnh rằng, Đảng ta chủ trương ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp nhưng đó là một sự ủng hộ có điều kiện. Điều này được thể hiện rõ trong một số cuốn sách như Vì sao cần ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp của Thanh Hương (bút danh của đồng chí Hà Huy Tập, xuất bản năm 1937), Thái độ đối với Mặt trận bình dân Pháp trong Cộng sản tùng thơ, số 4 (tháng 1 - 1937), . Bài “Đường lối chính trị của chúng tôi” đăng trên LAvant Garde(danh nghĩa là cơ quan của lao động và nhân dân Đông Dương, thực chất là của Trung ương Đảng do đồng chí Hà Huy Tập chỉ đạo), số 1, có đoạn viết: “Mặt trận nhân dân Pháp không phải đưa tới thành lập chính quyền cách mạng, và cũng không phải hợp tác giai cấp giữa vô sản và tư sản phản động, mà là một tập hợp lực lượng chống phát xít, do đó chúng ta ủng hộ”1.
     
Đang tải...