Đồ Án SA8000 với ngành may Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    24 trang

    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngành công nghiệp dệt may nước ta có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành cung cấp hàng tiêu dùng thiết yếu và có khả năng thu hút tạo việc làm cho nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công nghiệp dệt may nước ta ngày càng lớn mạnh, không những đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước mà còn vươn lên trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước(sau dầu thô) : năm 2000 đạt 1,9tỷUSD,năm2001đạt2,15tỷUSD. Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, để có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí hơn nữa còn phải quan tâm đến mặt xã hội của sản phẩm. Vì vậy tôi chọn đề tài “SA8000 với ngành may Việt Nam” để thấy rõ vai trò của SA8000 và sự cần thiết phải áp dụng SA8000 tại các doanh nghiệp. Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

    Phần 1: Giới thiệu bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000.

    Phần 2: Ngành may Việt Nam và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000.

    Phần 3: Một số giải pháp để áp dụng SA 8000 có hiệu quả.




    PHẦN 1

    GIỚI THIỆU BỘ TIÊU CHUẨN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI SA8000

    1.Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn SA8000

    Ngày nay, do xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là toàn cầu hoá, mở cửa và hội nhập thương mại, cộng với sự khan hiếm và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên thì sự cạnh tranh giữa các công ty, các quốc gia ngày càng trở nên khốc liệt. Các rào cản thuế quan dần dần bị gỡ bỏ và thay vào đó là các rào cản kỹ thuật. Các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng chi phí, chất lượng do đó họ sẽ tìm mọi cách giảm chi phí để sản phẩm có giá thành thấp với mức chất lượng phù hợp. Từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp sẵn sàng bóc lột sức lao động của người công nhân để có được mức lợi nhuận cao nhất. Người công nhân bị vắt kiệt sức lao động với mức lương rẻ mạt tạo nên sự bất bình đẳng về quyền con người. Lao động bắt buộc thường xuyên xảy ra trong khi người lao động quá mệt mỏi và không muốn làm thêm. Nhưng những áp lực về việc làm, tiền lương buộc họ phải lao động để không bị mất việc làm, thu nhập. Tại các nước đang phát triển thì tình trạng này đang diễn ra một cách phổ biến.

    Tại các nước phát triển là nơi tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển, là nơi quyền con người rất được coi trọng. Họ không chỉ quan tâm tới tính năng, lợi ích hay thông số kỹ thuật của sản phẩm mà họ còn quan tâm tới mặt “xã hội” của sản phẩm đó. Dựa trên công ước của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization), công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và tuyên bố toàn cầu về nhân quyền, hội đồng công nhận ưu tiên kinh tế CEPAA(Council on Economic Priorities Accreditation Agency) thuộc hội đồng ưu tiên kinh tế CEP (Council on Economic Priorities) đã ban hành bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm quản lý xã hội SA8000 (Social Accountability) năm 1997 và được hiệu chỉnh và công bố lại vào năm 2001. Đây là tiêu chuẩn nhất quán khuyến khích các tổ chức phát triển, duy trì và áp dụng các điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về mặt xã hội. SA8000 tạo nên điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của xã hội, thực hiện được quyền bình đẳng về con người, là cơ hội cho các nước đang phát triển cải thiện quyền lợi cho người lao động.

    2 SA8000 là gì?

    SA8000 là hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc an sinh xã hội, bao gồm việc thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên. Ngày nay, khi mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới yếu tố xã hội của sản phẩm thì các nhà sản xuất gặp phải một sức ép xã hội lớn trong vấn đề đối xử với người lao động. Nhu cầu chứng tỏ có một nền “sản xuất sạch” cả về môi trường và xã hội đòi hỏi một sự thống nhất trong các nhà sản xuất, các nhà quản lý và giới chủ về các dạng quy trình chung đối với trách nhiệm xã hội. SA8000 được xây dựng trên mô hình quản lý chất lượng ISO 9000, phục vụ cho việc đánh giá theo ISO9000. Ngoài ra SA8000 còn bao gồm ba yếu tố bắt buộc cho việc đánh giá về mặt xã hội:

    Bộ các tiêu chuẩn áp dụng trong các lĩnh vực đặc thù với các yêu cầu tối thiểu Các chuyên gia đánh giá phải tham khảo ý kiến của các bên quan tâm như các tổ chức phi chính phủ, nghiệp đoàn, người lao động.

    Cơ chế phàn nàn và khiếu nại cho phép các cá nhân người lao động, các tổ chức và các bên quan tâm khác phản ánh các vấn đề không phù hợp với tổ chức chứng nhận.

    3. Nguyên tắc vận hành và quản lý của SA8000


    Sơ đồ nguyên tắc vận hành và quản lý của SA8000
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...