Tiểu Luận Sa mạc hóa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Sa mạc hóa là một hiện tượng thoái hóa đất đai phổ biến hiện nay nó có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp các vùng, các nước và các châu lục. Hiện nay diện tích đất sa mạc chiếm khoảng 40% bề mặt trái đất, có khoảng 30% diện tích thế giới bị khô hạn. Hơn 40 năm qua, gần 1/3 đất trồng trọt trên thế giới bị thoái hóa, không thể sử dụng. Thế giới đã mất khoảng 20.000-50.000 km[SUP]2[/SUP] đất do tình trạng sa mạc hóa.
    Còn tại Việt Nam hiện nay đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung, đặc biệt là tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ từ Quảng Bình đến Bình Thuận là nơi có diện tích sa mạc hóa lớn nhất cả nước. Khu vục duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu tương đối khắc nghiệt, ít mưa đồng thời có đường bờ biển dài tập trung một lượng cát tương đối lớn từ đó nguy cơ bị xâm chiếm bởi sa mạc hóa là rất cao vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng sa mạc hóa là hết sức cần thiết và cấp bách đối với khu vực này. Từ thực tiễn vấn đề được đặt ra chúng em đã tiến hành tìm hiểu và thực hiện tiểu luận: “ Sa mạc hóa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”

    II. NỘI DUNG
    1. Tình hình sa mạc hóa tại vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam
    Việt Nam hiện có khoảng hơn 9 triệu ha đất đồi núi trọc, đồi cát, trảng cỏ có liên quan tới sa mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc. Trong đó, có trên 5 triệu ha đất trống trọc chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng và 1 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao.Ðất sa mạc hóa (hay hoang mạc hoá) ở Việt Nam không tập trung thành hoang mạc rộng hàng trăm nghìn ha như một số quốc gia khác, mà phân bố trên khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, những vùng đất trống, đất cát ven biển và đất nghèo bị suy thoái. Các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhạy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Tình trạng nghèo đói, mất ổn định chính trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều đóng góp vào việc “xây dựng” sa mạc hóa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...