Tiểu Luận Rút ra những gì từ cơ cấu tổ chức của chính quyền trung ương, chính quyền cấp dưới và chính quyền đị

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    RÚT RA NHỮNG GÌ TỪ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG, CHÍNH QUYỀN CẤP DƯỚI VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÓ THỂ VẬN DỤNG, ÁP DỤNG
    1. Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam

    Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy Nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước. Cơ quan hành chính Nhà nước có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định, hoạt động trên một đơn vị hành chính lãnh thổ hay một lĩnh vực nhất định.
    Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính Nhà nước do Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những văn bản dưới luật quy định. Mặt khác, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính Nhà nước do vị trí, tính chất của nó trong hệ thống các cơ quan Nhà nước quyết định. Quyền hạn của cơ quan hành chính Nhà nước là phương tiện pháp lý cần thiết mà Nhà nước quy định để thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao.
    Cơ quan hành chính Nhà nước có hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu hệ thống đó là Chính phủ - cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất. Các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) bầu ra, đó là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác.
    Cơ quan hành chính Nhà nước là một loại cơ quan Nhà nước, một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do vậy cơ quan hành chính Nhà nước mang đầy đủ các dấu hiệu chung của các cơ quan Nhà nước. Các dấu hiệu chung đó thể hiện ở những điểm sau:
    - Nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật;
    - Được sử dụng quyền lực Nhà nước, có quyền ban hành các văn bản pháp luật (văn bản quy phạm, văn bản áp dụng .) có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan. Cơ quan hành chính Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khi cần thiết.
    Ngoài các dấu hiệu chung của cơ quan Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước còn có những dấu hiệu như sau:
    MỤC LỤC
    A. LỜI MỞ ĐẦU 3
    B. NỘI DUNG 5
    1. Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam 5
    2. Nền hành chính Việt Nam hiện nay. 7
    3. Các giải pháp cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiện nay. 9
    C. KẾT LUẬN 12
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...