Tiểu Luận Rượu đế ba miền

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu
    . 3
    I/ TỔNG QUAN VỀ RƯỢU . 5
    1.Khái niệm 5
    2. Phân loại .5
    II/ .RƯỢU VÀ NGUỒN GỐC CỦA RƯỢU . 5
    1. Lịch sử của rượu . .5
    2. Lịch sử rượu Việt . .6
    III/ VÌ SAO NGƯỜI TA UỐNG RƯỢU 10
    1. Rượu xưa và nay .10
    2. Vì sao người ta uống rượu 11
    3. Rượu Việt Nam so với rượu “Tây” . 12
    IV/ RƯỢU BA MIỀN .13
    1. Rượu miền bắc . .13
    1.1. Rượu Làng Vân .14
    a. Lịch sử hình thành . 14
    b. Đặc điểm của rượu Làng Vân 16
    c. Cách thưởng thức rượu Làng Vân 17
    1.2 Một số loại rượu tiêu biểu khác 18
    a. Rượu Kim Sơn .18
    b. Rượu Mẫu Sơn 19
    c. Rượu ngô Bắc Hà .20
    d. Rượu San Lùng 22
    2. Rượu miền Trung .23
    2.1. Rượu Bầu Đá 24
    a. Lịch sử hình thành . 24
    b. Đặc điểm của rượu Bầu Đá . 25
    c. Cách thưởng rượu . 26
    2.2 Một số loại rượu khác 26
    a. Rượu Hồng Đào 26
    b. Rượu Kim Long .28
    3. Rượu miền nam .30
    3.1 Rượu Gò Đen .31
    a. Lịch sử hình thành 31
    b. Đặc điểm của rượu Gò Đen 32
    c. Cách uống rượu Gò Đen 32
    3.2 Các loại rượu khác 33
    a. Rượu Phú Lễ 33
    b. Rượu Xuân Thạnh 34
    4. Rượu Cần 35
    V/ VĂN HOÁ UỐNG RƯỢU” CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 36
    1. Phong cách thưởng rượu . 36
    2. Chất “nhậu” Nam Bộ .37
    3. Hãy “giữ” lại văn hóa khi uống rượu . 38
    KẾT LUẬN .41
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .42




    Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người sau Lửa. Và họ đã đặt cho cái lâng lâng đó một biệt danh là Spirit, nghĩa là linh hồn, ngày nay thuật ngữ đó là Rượu. Rồi từ đấy, lúc vui, khi buồn, cả lúc bình thường người ta đều uống rượu. Đám cưới uống rượu để chia vui, đám tang uống rượu để chia buồn. Thật là khó cấm uống rượu, nếu như không nói là không thể cấm được. Các vua chúa Trung Hoa xưa khi dạo chơi trong vườn Thượng uyển cũng đã ngâm những lời thơ bất tử: Tửu-Nguyệt-Phong-Hoa vị phẩm đề, nghĩa là Rượu-Trăng-Gió-Hoa là những thứ không bút nào tả xiết. Hải Thượng Lãn Ông từng khuyên : Bán dạ tam bôi tửu-Lương y bất đáo gia ( nửa đêm uống 3 ly rượu- Thầy thuốc không phải tới nhà).
    Thế giới quanh ta có cái thuộc về lĩnh vực vật chất, có cái thuộc về lĩnh vực tinh thần, nhưng rượu thì lại là vừa là vật chất vừa là tinh thần. Văn hoá rượu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới có lịch sử từ lâu đời là vì thế. Rượu vốn đã là một nhu cầu thiết yếu từ thửa ban sơ của cộng đồng xã hội. Nguồn gốc của phát minh to lớn tìm ra rượu dường như hoà lẫn trong cái ánh sáng mờ ảo,bí ẩn của huyền sử thời lập quốc hay còn xa hơn thế của dân tộc ta ngay từ thửa Hồng Bàng “ Hồi quốc sơ, dân ko đủ đồ dùng, phải lấy cỏ cây đan áo, dệt cỏ gianh làm chiếu,lấy nước cốt gạo làm rượu ” Trải qua những biến cố của lịch sử đến nay rượu đã trở thành thứ đồ uống đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân ta. Nó được dùng trong các bữa ăn, phục vụ cho mục đích y học, tôn giáo hoặc sử dụng trong những dịp đặc biệt như: cưới hỏi, hiếu hỉ Trải khắp chiều dài của đất nước, ở mỗi bản làng cho đến thành thị bản sắc văn hoá của người Việt vẫn còn thấm đượm, ngoài các sản vật trên rừng hay dưới biển thì không thể thiếu chất men say gắn liền với mỗi địa danh - đó là yếu tố giữ chân biết bao du khách phương xa tìm rồi nhớ, rồi lúc nào đó không thể quên để lại tìm về. Trong làng danh tửu của Việt Nam có ba loại rượu được liệt vào “Đệ nhất danh tửu, mỹ tửu” gắn với ba miền Bắc - Trung –Nam, với hương vị đặc trưng phản ánh phong thái của những con người nơi đây. Ở miền Bắc có rượu Làng Vân (Vân Hà - Việt Yên - Bắc Giang) rượu này không uống nhanh, uống vội mà phải uống từ từ để cảm nhận chất men đọng nơi đầu lưỡi, từ đó ta sẽ cảm nhận được vị của hương lúa của miền đất trung du thơ mộng. Tiếp đến là dải đất miền trung có “Bầu đá” hương vị thơm nồng, uống rượu này phản ánh phong thái mạnh mẽ của những tướng quân hay anh hùng hảo hán. Và nếu như ai có dịp về miền Tây Nam Bộ, trên con đường đi về đồng bằng sông Cửu Long bằng quốc lộ 1A, khi đi hết khu vực huyện Bình Chánh của thành phố Hồ Chí Minh thì đến thị tứ Gò Đen thuộc huyện Bến Lức của tỉnh Long An nổi tiếng trong cả nước với danh tửu rượu đế gò đen. "Mỹ tửu " Gò Đen "chinh phục " người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống. Người Việt Nam ta có câu : “ Còn trời còn nước còn non-Còn cô bán rượu anh còn say sưa” Nhưng chúng ta cũng nên nhớ thêm câu: “ Ẩm tửu dung hoà đích quân tử-Người quân tử uống rượu phải trầm tĩnh” . Uống chỉ đến mức phấn chấn, suy nghĩ những điều có lợi cho hạnh phúc gia đình và cho đất nước , đó mới thực sự là người sành rượu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...