Chuyên Đề Rừng và các khái niệm liên quan đến rừng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật BV&PTR năm 1991 (sửa đổi bổ sung năm 2004) được định nghĩa như sau:
    Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [11, tr. 63].
    Như vậy, theo khái niệm trên, rừng bao gồm các yếu tố: Thực vật rừng tự nhiên hoặc do con người trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng rừng, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc thực vật đặc trưng là những thực vật chính chiếm ưu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần xã thực vật rừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra hoàn cảnh rừng đặc trưng và những yếu tố tự nhiên, môi trường do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1.
    Đất lâm nghiệp bao gồm: đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất chưa có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng; trong phạm vi QLNN về đất lâm nghiệp, thì đất lâm nghiệp chỉ giới hạn ở lớp đất mặt với độ sâu nhất định phù hợp với canh tác lâm nghiệp, không bao gồm những tài nguyên, khoáng sản và những vật thể nằm sâu trong lòng đất.
    Đến nay, chưa có một khái niệm đầy đủ nào về bảo vệ rừng, theo quan điểm của chúng tôi bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái.
    Như vậy, bảo vệ rừng bao gồm những hoạt động sau:
    - Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật.
    - Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại.
    - Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
    Theo khái niệm trên bảo vệ rừng bao gồm cả phát triển rừng. Theo quy định của khoản 3 Điều 3 Luật BV&PTR thì:
    Phát triển rừng là việc trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khi khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và giá trị của rừng [11, tr. 63].
    Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX thế giới đã quan tâm đến "phát triển bền vững". Khái niệm "phát triển bền vững" hay "khả năng bền vững" được đưa ra trong "chiến lược bảo tồn thế giới" nhằm đáp lại nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp môi trường toàn cầu. Quan điểm chung của sự phát triển bền vững là bảo đảm sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...