Luận Văn Rừng Ngập Mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

    1. Mục đích nghiên cứu: 3
    2.Đối tượng nghiên cứu 3
    3. Phạm vi nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu 3-4
    II. NỘI DUNG 4-11
    1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4-5
    2. Nội dung 5
    Vai trò của rừng ngập mặn 6
    2.1.1 Vai trò cung cấp chất dinh dưỡng 6
    2.1.2 Vai trò rừng ngập mặn với nuôi thủy sản ven biển 6
    2.1.3 Vai trò rừng ngập mặn với cuộc sống của con người .7-8
    2.2. Thực trạng rừng ngập mặn ở ĐB SCL 8-10
    2.3. Định hướng và giải pháp 10-11
    III. KẾT LUẬN 11-12

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    1. Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ.
    2. Đoàn Đình Tam, Đinh Thanh Giang Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
    3. Báo điện tử bộ Tài nguyên & môi trường.
    4. Các tạp chí kinh tế môi trường.



    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 39,734 km2 là vùng đất ngập nước điển hình của Tổ quốc, từ lâu đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo gồm rừng Tràm U Minh, rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia với tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và cảnh quan hấp dẫn khách du lịch sinh thái. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm cứ ở các vùng ven biển với sự chi phối xâm nhập mặn theo thủy triều của biển ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre

    Bản đồ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    Rừng ngập mặn có vai trò vô cùng to lớn đối với môi trường và cộng đồng dân cư vùng ven biển. Việc trồng và quản lý rừng ngập mặn giúp phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với các vùng ven biển Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật, tài chính thì nhận thức và quan niệm của người dân về tài nguyên rừng ngập mặn và thể chế, chính sách cũng như các qui định, luật lệ của địa phương trong việc quản lý và sử dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn một cách hiệu quả nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
    1. Mục đích nghiên cứu:
    Mục tiêu của chuyên đề là dành sự quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung, truyền tải cho mọi người những thông tin về HST rừng ngập mặn, đồng thời giúp cho cộng đồng nhận thức rõ hơn về vai trò của rừng ngập mặn đối với cuộc sống và sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, từ đó đưa ra các giảp pháp để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam.
    2. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là đi sâu vào tìm hiểu, phân tích đánh giá vai trò của các khu rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Song Cửu Long, các hệ sinh thái ngập mặn và mối quan hệ giữa chúng với cộng đồng dân cư địa phương, với sinh kế của người dân và ảnh hưởng của chúng tới môi trường tự nhiên ra sao.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Bài chuyên đề tập trung nghiên cứu tại địa bàn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Sử dụng phương pháp PRA để điều tra, phỏng vấn và thu thập các số liệu.
    - Sử dụng các câu hỏi thông qua các phiếu phỏng vấn với các đáp án mở để phỏng vấn các hộ
    dân địa phương với các ngành nghề khác nhau về quan điểm và nhận thức của người dân về rừng ngập
    mặn.
    - Phỏng vấn sâu, linh hoạt đối với các cán bộ địa phương, các hộ gia đình làm nông nghiệp, diêm
    nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, . để tìm hiểu về qui định, thể chế cũng như công tác quản lý
    tài nguyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...