Báo Cáo Rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ và các giải pháp hạn chế rủi ro tại Sở giao dị

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Toàn cầu hoá, hợp tác kinh tế sâu, rộng là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đi cùng với nó là sự phát triển các mối quan hệ thương mại đa phương và tính chất tương thuộc của các nền kinh tế quốc gia riêng lẻ. Việt Nam không thể đứng ngoài trong tiến trình phát triển, hội nhập nhanh và hết sức mạnh mẽ đó. Thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối nền kinh tế trong nước và nước ngoài. Vai trò của thanh toán quốc tế trở nên không thể thiếu cho bất kỳ quốc gia nào muốn hội nhập. Thực hiện các quan hệ thanh toán này chính là các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài nước không những hoàn thành nhanh chóng hoạt động kinh doanh của mình mà còn giúp cho các doanh nghiệp này hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Song, vai trò đó chỉ có thể trở thành hiện thực khi các nghiệp vụ này phát triển tới một trình độ nhất định. Đáp ứng tốt yêu cầu của các doanh nghiệp trong thanh toán phải là phương thức mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi nhưng lại ít rủi ro nhất, phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ vì thế được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất, chiếm khoảng 70% trong các phương thức thanh toán. Với những cố gắng nỗ lực để bắt kịp tiến trình phát triển của kinh tế thế giới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ ở nước ta nói riêng đã có rất nhiều đổi mới, gắn với từng bước phát triển và hội nhập. Song, do bản chất hoạt động ngoại thương rất phức tạp, là tổng thể kiến thức về luật pháp quốc tế, luật pháp từng quốc gia, vận tải, bảo hiểm nên hoạt động thanh toán quốc tế phục vụ cho hoạt động ngoại thương luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro. Rủi ro có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng dù nó xuất phát từ nguyên nhân nào thì Ngân hàng đều bị ảnh hưởng, mất vốn hay giảm uy tín.
    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) nói chung và Sở giao dịch nói riêng không phải là một ngoại lệ trong xu thế hội nhập, Sở giao dịch đã triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế và cũng như mọi Ngân hàng khác, phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế.
    Do đó, nghiên cứu, đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ và rút ra các bài học kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng để ngân hàng hạn chế và giảm thiểu rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. Với ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu, đánh giá rủi ro phương thức thanh toán này em đã lựa chọn đề tài: “Rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ và các giải pháp hạn chế rủi ro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
    2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
    Đề tài nghiên cứu những rủi ro phát sinh từ phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiệp vụ thanh toán này tại Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam. Từ đó khoá luận rút ra những bài học và đề xuất những kiến nghị và giải pháp.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
    Hoạt động thanh toán quốc tế đặc biệt là phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ của Sở giao dịch trong thời gian qua đã có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên phương thức thanh toán này vẫn có những hạn chế nhất định và những rủi ro gây hậu quả rất đáng tiếc cho Sở giao dịch. Vì thế, khoá luận này với mục tiêu là nhận thức đầy đủ toàn diện về các rủi ro đã và có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hiệu quả hoạt động của phương thức này.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
    Khoá luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê, tổng hợp, so sánh đồng thời sử dụng các bảng, các số liệu thu thập qua nhiều năm để minh hoạ, phân tích.
    5. Kết cấu của khoá luận.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia thành 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung về phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ và rủi ro trong thanh toán Tín dụng chứng từ.
    Chương II: Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam.
    Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...