Tiểu Luận Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 5
    2.1. Tình hình xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ. 5
    2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn Việt Nam sang Mỹ. 5
    2.1.2. Khả năng cạnh tranh cá da trơn Việt Nam trên thị trường Mỹ. 6
    2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ. 6
    2.1.3.1. Những thuận lợi 6
    2.1.3.2. Một số khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Mỹ. 7
    2.2. Những rủi ro khi xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ. 8
    2.2.1. Rủi ro về nguồn cung. 8
    2.2.1.1 Rủi ro trong nghề nuôi cá da trơn. 8
    2.2.1.2 Rủi ro trong chế biến và bảo quản. 11
    2.2.2. Rủi ro về nguồn cầu. 13
    2.2.2.1. Cạnh tranh với thị trường cá da trơn ở Mỹ. 13
    2.2.2.2. Vụ kiện chống bán phá giá. 15
    2.2.2.3. Sự giám sát mạnh mẽ của Bộ Nông nghiệp nước Mỹ. 16
    2.2.2.4. Rào cản về pháp luật của nước Mỹ. 20
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH NHỮNG RỦI RO ĐỂ CÁ DA TRƠN CẠNH TRANH CÓ HIỆU QUẢ TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 26
    a) Xây dựng thương hiệu mạnh và đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm 26
    b) Hệ thống chứng từ sổ sách và hạch toán kế toán theo chuẩn mực quốc tế. 26
    c) Giải pháp về giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm xuất khẩu. 27
    d) Nâng cao kiến thức về luật chống bán phá giá của WTO cũng như luật chống bán phá giá của Hoa kỳ 27
    e) Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần có tinh thần tích cực theo đuổi vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá. 28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Việt NamThư Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tếLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Kinh Tế, để từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trải qua nhiều khó khăn và thử thách, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, thị trường mở rộng, kinh tế ngày càng phát triển, doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Nhưng, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đứng vững với qui luật cạnh tranh khắc nghiệt này. Sự phát triển sản xuất ồ ạt đã gây ra ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mục đích kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp là mang lại thu nhập cao nhất, chi phí thấp nhất với mức rủi ro hợp lí. Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp chỉ mới là một mặt để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những kết luận rút ra từ nội dung phân tích này sẽ không đầy đủ nếu ta không xem xét một dạng khác của nó, đó là rủi ro của doanh nghiệp. Vậy rủi ro của doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để nhận diện rủi ro, đo lường, hạn chế và giảm thiểu rủi ro? Những vấn đề này sẽ được giải quyết qua một đề tài cụ thể là phân tích “Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ”.

    Lý do chọn đề tài: Với đường bờ biển dài 3.260 km, vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng 200 hải lý với diện tích khoảng 1 triệu km[SUP]2[/SUP], Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ngành thủy sản. Thực tế những năm qua cũng cho thấy ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, thủy sản đang được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trên thị trường thủy sản quốc tế, Việt Nam cũng đạt được vị trí ngày càng cao, vững mạnh và có khả năng cạnh tranh cùng các đối thủ đáng gờm khác như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Mêhicô .
    Những năm gần đây, ngoài những bạn hàng truyền thống như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, thủy sản Việt Nam còn thâm nhập được vào những thị trường mới đầy tiềm năng như Trung Quốc, EU. Đặc biệt, từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam và từ khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực (10/12/2001), Việt Nam đã nhanh chóng thâm nhập thị trường Mỹ. Ngoài con tôm và các sản phẩm thủy sản truyền thống khác, Việt Nam còn đưa vào đây mặt hàng cá da trơn rất được thị trường ưa chuộng vì vậy đã nhanh chóng biến Mỹ thành thị trường đứng đầu về tiêu thụ hàng thủy sản Việt Nam (từ 10% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 1998 lên 32,38% trong năm 2002).
    Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, Mỹ là một thị trường rộng lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro do hệ thống pháp luật phức tạp, hàng loạt các tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng nhập khẩu. Nhận thức được điều này, trên cơ sở kiến thức được học và qua quá trình nghiên cứu thực tế em đã chọn nghiên cứu đề tài này.
    Mục đích nghiên cứu: Trong qúa trình nghiên cứu, nhóm tiến hành tìm hiểu kiến thức, vận dụng lý thuyết rủi ro vào thực tế. Như vậy, nhóm vừa có thể thông suốt kiến thức trên lớp, vừa có thể tiếp cận thực tế, vận dụng và góp phần tìm ra những giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp, hạn chế những rủi ro không cần thiết khi kinh doanh sau này.
    Nội dung: Đề tài nghiên cứu của nhóm được chia làm ba phần trọng tâm:
    v Phần thứ nhất: Cơ sở lí luận.
    v Phần thứ hai: Thực trạng.
    ü Tình hình xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    ü Những rủi ro khi xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ (rủi ro về nguồn cung, rủi ro về nguồn cầu).
    v Phần thứ ba: Giải pháp phòng tránh những rủi ro để cá da trơn cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Mỹ.
    Phạm vi nghiên cứu: Để đảm bảo lượng kiến thức và thông tin cho đề tài, nhóm đã mở rộng phạm vi nghiên cứu không những trên lí thuyết mà còn tìm hiểu ngay trên thực tế. Về lí thuyết, nhóm tham khảo lý thuyết bài giảng, một số tài liệu có liên quan đến lý thuyết rủi ro và kinh tế. Về thực tế, phạm vi nghiên cứu được mở rộng cả trong nước, nước Mỹ, và một số nước có phát triển ngành xuất nhập khẩu cá da trơn nhằm có thể thu thập những thông tin hữu ích cho đề tài.

    Phương pháp nghiên cứu: Một số phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong phân tích đề tài là: phương pháp thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh và phương pháp luận.
    Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu, nhóm mong muốn sẽ mang lại những thông tin thật bổ ích về rủi ro trong kinh doanh nói chung và trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng, góp phần tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ có thể khắc phục tình trạng hiện nay.
     
Đang tải...