Tài liệu Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
    thương mại
    Lê Thị Phương Liên:
    Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM),
    thanh toán quốc tế (TTQT) ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu khách
    quan. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, TTQT không chỉ đơn thuần mang
    lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất
    trực tiếpcho đất nước, cho ngân hàng (NH), cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất
    nhập khẩu.
    Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình
    tiến hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM.
    Trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham
    gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được
    thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của
    quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với người bán, rủi ro
    xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường,
    rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán ; với người mua, rủi ro xảy ra khi
    người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng,
    chủng loại ), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá ; với
    NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không
    thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động
    Các loại rủi ro thường gặp trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT của NHTM
    Đối với phương thức chuyển tiền: Đây là một phương thức thanh toán trong đó một
    khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu ) yêu cầu NH phục vụ mình
    chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người
    cung ứng dịch vụ ) ở một địa điểm nhất định. NH chuyển tiền phải thông qua đại lý của
    mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Trong phương thức
    này, người bán có thể gặp rủi ro không được người mua thanh toán trong trường hợp trả
    tiền sau. Hoặc người mua có thể gặp rủi ro không được người bán giao hàng hoặc giao
    hàng kém phẩm chất trong trường hợp trả tiền trước.
    Đối với phương thức nhờ thu: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ
    giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ NH thu hộ số tiền ghi trên hối
    phiếu đó. Có 2 loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức
    này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi của người bán, vì việc thanh toán hoàn
    toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và NH chỉ đóng vai
    trò là người trung gian đơn thuần mà thôi.
    Phương thức tín dụng chứng từ: Là một sự thoả thuận mà trong đó một NH (NH mở thư
    tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số
    tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp
    nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này
    xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong
    thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ biến, vì nội dung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...