Luận Văn Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word




    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1-3
    1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 1-3
    1.2. Chức năng cơ bản của TTCK 1-3
    1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. 1-3
    1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng. 1-3
    1.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán. 1-3
    1.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. 1-3
    1.2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. 1-4
    1.3. Cấu trúc của TTCK .1-4
    1.3.1. Thị trường sơ cấp. 1-4
    1.3.2. Thị trường thứ cấp. 1-4
    1.4. Phân loại TTCK .1-5
    1.4.1. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường. 1-5
    1.4.2. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: 1-6
    1.5. Các chủ thể hoạt động trên TTCK .1-6
    1.5.1. Nhà phát hành. 1-6
    1.5.2. Nhà đầu tư. 1-7
    1.5.3. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. 1-7
    1.5.4. Sở giao dịch chứng khoán. 1-7
    1.5.5. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm 1-7
    1.5.6. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. 1-7
    1.5.7. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. 1-7
    1.5.8. Các tổ chức hỗ trợ. 1-8
    1.6. Các nguyên tắc hoạt động của TTCK 1-8
    1.6.1. Nguyên tắc công khai 1-8
    1.6.2. Nguyên tắc trung gian. 1-8
    1.6.3. Nguyên tắc đấu giá. 1-8
    1.7. Hàng hoá của TTCK .1-9
    1.7.1. Cổ phiếu. 1-9
    1.7.2. Trái phiếu. 1-10
    1.7.3. Các loại chứng khoán phái sinh. 1-11
    Phần 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO KHI ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 2-12
    2.1. Đầu tư cổ phiếu 2-12
    2.1.1. Khái niệm 2-12
    2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư cổ phiếu. 2-12
    2.1.3. Các hình thức đầu tư cổ phiếu. 2-13
    2.1.4. Quy trình đầu tư cổ phiếu. 2-13
    2.2. Khái niệm rủi ro .2-14
    2.3. Phân loại rủi ro 2-15
    2.3.1. Rủi ro hệ thống. 2-15
    2.3.2. Rủi ro không hệ thống. 2-16
    2.4. Đo lường rủi ro 2-16
    2.4.1. Đo lường cổ phiếu đơn nhất 2-16
    2.4.2. Đo lường rủi ro của danh mục đầu tư. 2-18
    2.4.3. Đo rủi ro cổ phiếu bằng hệ số beta ([​IMG] 2-23
    2.5. Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu trên TTCK Việt Nam 2-25
    Phần 3. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 3-30
    3.1. Nhận diện rủi ro trong TTCK 3-30
    3.1.1. Rủi ro khi công ty cổ phần bán chứng khoán cho công chúng mà không có tập trung quảng bá 3-30
    3.1.2. Rủi ro đối với nhà đầu tư khi không bán được cổ phần. 3-30
    3.1.3. Rủi ro công ty. 3-30
    3.1.4. Rủi ro về thời điểm 3-30
    3.1.5. Rủi ro về lạm phát lãi suất, và tỷ giá hối đoái 3-30
    3.1.6. Rủi ro về vốn và lời 3-31
    3.1.7. Rủi ro do luật pháp thay đổi và không ổn định. 3-31
    3.2. Quản trị rủi ro 3-31
    3.2.1. Nhận diện rủi ro. 3-31
    3.2.2. Ước lượng, định lượng rủi ro. 3-31
    3.2.3. Đánh giá đầy đủ các tác động của rủi ro. 3-31
    3.2.4. Đánh giá năng lực thực tế của người thực hiện chương trình bảo hiểm rui ro. 3-32
    3.2.5. Lựa chọn công cụ quản trị quản trị rủi ro thích hợp. 3-32
    3.3. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trên TTCK Việt Nam .3-32
    3.3.1. Giải pháp kinh tế vĩ mô. 3-32
    3.3.2. Các giải pháp trên TTCK . 3-33
    3.3.3. Nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản trị công ty. 3-33
    3.3.4. Nâng cao vai trò của người quản trị công ty trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK Việt Nam. 3-34
    3.3.5. Đối với các nhà đầu tư cần trang bị kỹ năng chọn lọc, phân tích thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư để giảm thiểu các rủi ro phát sinh. 3-34
    3.3.6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán trong việc bảo đảm tính minh bạch trên thị trường. 3-35
    3.3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của báo giới, làm rõ vai trò của báo giới trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK. 3-35
    3.3.8. Củng cố lòng tin của nhà đầu tư cũng như tăng cường sự quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. 3-36
    3.3.9. Bảo hiểm rủi ro chứng khoán. 3-37
    Lời kết .38
    Tài liệu tham khảo .39




    LỜI MỞ ĐẦU

    Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) là bước nhảy vọt tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cũng đòi hỏi phải có TTCK làm cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư, với bên kia là các doanh nghiệp cần vốn kinh doanh và nhà nước cần tiền để thỏa mãn nhu cầu chung của đất nước. Ở thị trường này cơ hội thường xuyên xuất hiện cho những ai “nhạy cảm” với chứng khoán song thách thức lớn cũng đặt ra cho mỗi cá nhân và toàn xã hội.
    Rủi ro, khái niệm gắn liền với mọi đầu tư, bởi lẽ không ai có thể chắc chắn 100 % cho mỗi dự kiến về lượng và thời điểm thu được những lượng tài chính trong tương lai.
    TTCK được xem là “chiếc máy chiết khấu thông tin” nơi người mua và người bán cổ phiếu quyết định “giá đúng” thỏa mãn cho cả hai phía. Theo lý thuyết hiện đại, giá đúng là giá cung cấp một mức doanh thu tương ứng với mức rủi ro liên quan tới cổ phiếu.
    Vậy rủi ro cổ phiếu là gì? Làm thế nào để đo lường rủi ro của cổ phiếu? Đầu tư trên TTCK Việt Nam sẽ gặp phải những rủi ro nào? Xuất phát từ những câu hỏi đó, em chọn đề tài của mình là: “ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM”.
    Mặc dù có sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của giáo viên, sự nỗ lực của bản thân, song do kiến thức và tài liệu thu thập còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.




    Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN1.1. Khái niệm thị trường chứng khoánThị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn giữa người phát hành chứng khoán và mua chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán.
    1.2. Chức năng cơ bản của TTCK1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tếQua TTCK, các công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước cho sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp hoạt động tốt, có uy tín thì có thể tiếp tục gọi vốn bằng việc phát hành các cổ phiếu mới, đồng thời còn có thể phát hành các loại trái phiếu để vay tiền của công chúng mà không cần đến sự giúp đỡ của tín dụng ngân hàng. Các nguồn vốn nhàn rỗi sẽ được TTCK thu hút và chuyển tải trực tiếp vào các doanh nghiệp để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Còn Chính phủ và chính quyền ở các địa phương thì sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội bằng việc phát hành trái phiếu của mình.
    1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúngVới số tiền tiết kiệm đã có, nhiều người phân vân không biết đặt chúng vào đâu. Sự ra đời của TTCK đã cung cấp môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội đầu tư phong phú cho công chúng. Phần lớn các công cụ của TTCK đều có khả năng mang lại lợi ích kép: lợi ích do trị giá chứng khoán tăng và lợi ích do hưởng được lãi suất. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại chứng khoán phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình bởi các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro.
    1.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoánNhờ có TTCK, các nhà đầu tư tài chính có thể chuyển đổi các chứng khoán của họ thành ngân quỹ hoặc các loại chúng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản tức khả năng chuyển hoá thành ngân quỹ là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
    1.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có chứng khoán niêm yết bắt buộc phải cung cấp định kỳ các thông tin về tình hình hoạt động, điều này cho phép các nhà đầu tư có một cách nhìn chính xác về các doanh nghiệp đó, giúp họ đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Chính vì lẽ đó, TTCK tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích việc áp dụng công nghệ mới, cải tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm.




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đầu tư chứng khoán - Bùi Trí Dũng; NXB Tài Chính (2002)
    2. Hạn chế những rủi ro trong đầu tư kinh doanh chứng khoán - Mạnh Yên; NXB Lao động - xã hội (2007)
    3. Đầu tư và đầu cơ chứng khoán - PGS. TS. Lê Văn Tề và TS. Nguyễn Văn Hà; NXB Lao động - xã hội (2007)
    4. Cẩm nang người tư vấn kinh doanh và đầu tư chứng khoán Việt Nam - Lê Văn Thủy; NXB Tài chính (2007)
    5. Thị trường chứng khoán - GS. TS. Lê Văn Tư; NXB Thống kê (2003)
    6. Wesbite: www.kienthuctaichinh.com
    Wesbite: www.cafe.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...