Luận Văn Rủi ro trong các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và việc hạn chế rủi ro qua tổ chức và duy trì hoạt độ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU



    Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn các hoạt động kinh tế khác. Bản chất của nghiệp vụ ngân hàng là trung gian tín dụng, tức là đi vay để cho vay. Đối với các ngân hàng trung gian, trong đó điển hình là Ngân hàng thương mại thì có thể chia các nghiệp vụ kinh doanh thành ba nhóm hoạt động chính: đó là hoạt động tập trung huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian khác.
    + Về hoạt động tập trung huy động vốn: ngân hàng có thể tạo lập nguồn vốn thông qua hoạt động mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, hoặc đi vay các ngân hàng khác. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng Thương mại có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như do Nhà nước cấp, do các cổ đông góp vốn hoặc của các bên liên doanh; ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn có thể do ngân hàng mở rộng các hoạt động như làm dịch vụ, đại lý, .
    + Về hoạt động sử dụng vốn: Ngân hàng Thương mại có thể cho vay. Đây là hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng Thương mại và nó cũng phản ánh đúng tính chất của các Ngân hàng Thương mại là huy động vốn để cho vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thương mại cũng có thể đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư tài sản cố định, .
    + Ngân hàng Thương mại còn thực hiện một số hoạt động trung gian khác như làm trung gian thanh toán cho khách hàng, chuyển tiền cho khách hàng, tư vấn, môi giới chứng khoán, .
    Tương ứng với mỗi loại hình kinh doanh cụ thể Ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi loại rủi ro khác nhau. Đó là các rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ hoạt động và rủi ro quốc gia. Để hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả, sinh lãi, và hạn chế rủi ro phát sinh, các Ngân hàng thương mại một mặt phải tuân thủ các văn bản pháp luật quy định của Nhà nước, xây dựng cho các ngân hàng của mình các hoạt động kiểm soát nội bộ.
    Nhóm chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Sài Gòn và các hoạt động kiểm tra, kiểm soát các loại rủi ro nói trên tại chi nhánh.

    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH NGÂN HÀNG
    1. Rủi ro tín dụng:

    Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng; nó thường chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về khối lượng công việc cũng như mức độ tạo thuận lợi. Tỷ lệ thuận với nó là mức độ rủi ro của nghiệp vụ này cũng chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Nói cách khác, “rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi bên đi vay, trong một giao dịch nào đó, không thực hiện được việc thanh toán tiền vay theo thời hạn và điều kiện trong hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính.
    Rủi ro tín dụng có muôn hình muôn vẻ, với nhiều hình thái, cung bậc khác nhau, chúng tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay và biểu hiện ra bên ngoài là món vay không thu hồi được, nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn,
    Để xem xét thực trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng, người ta thường phải xét đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp. Trong tỷ trọng nợ quá hạn, người ta lại chia ra tỷ trọng nợ quá hạn dưới sáu tháng, nợ quá hạn dưới một năm, nợ quá hạn trên một năm, nợ quá hạn khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi . Các tỷ trọng này càng cao thì khả năng bảo toàn vốn tín dụng của ngân hàng càng thâp.
    Khi nghiên cứu về các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, người ta đã đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân bât khả kháng, thông tin không cân xứng, sự điều khiển sai lệch của cơ chế thị trường. Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân từ phía ngân hàng (mà chủ yếu là từ sự yếu kém của cán bộ ngân hàng, các nhà quản trị điều hành không có năng lực, thiếu kiểm tra giám sát), nguyên nhân từ phía khách hàng, .
    2. Rủi ro về lãi suất:
    2.1. Khái niệm:

    Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
    Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các ngân hàng.
    2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất:
    Sự mất cân xứng về kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có:
    + Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn ngắn hơn kỳ hạn cho vay:
    Ví dụ: Ngân hàng huy động vốn kỳ hạn 1 năm là 14%. Trong khi đó cho vay kỳ hạn 2 năm thì lãi suất cho vay là 18%/năm.
    Bằng cách huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn thì sau năm thứ nhất ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 18%/năm – (trừ) 14%/năm = 4%/năm.
    Qua năm thứ 2 lợi nhuận của Ngân hàng cũng không chắc chắn. Nếu lãi suất của thị trường ở năm thứ 2 không đổi thì ngân hàng có thể tái tài trợ Tài sản nợ với mức lãi suất không đổi là 14% và lợi nhuận vẫn bằng năm thứ 1. Tuy nhiên, nếu mức lãi suất thị trường của năm thứ 2 tăng lên và ngân hàng chỉ có thể huy động vốn ở mức lãi suất là 17%/năm; lúc này lợi nhuận của Ngân hàng là 18% - 17% = 1%/năm; lợi nhuận của năm thứ 2 đã bị thu hẹp so với năm thứ 1.
    Như vậy, thì trong mọi trường hợp nếu Ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài so với kỳ hạn của tài sản nợ thì ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ cho tài sản nợ. Rủi ro sẽ xảy ra khi lãi suất huy động vốn bổ sung trong những năm tiếp theo tăng lên cao hơn mức lãi suất đầu tư tín dụng trung dài hạn.
    + Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và cho vay có kỳ hạn ngắn:
    Ví dụ: Ngân hàng huy động vốn kỳ hanh 2 năm là 12%. Trong khi đó cho vay với kỳ hạn ngắn dưới 1 năm là 18%/năm. Tương tự như trường hợp nêu trên thì sau năm thứ 1 ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất là 18% - 12% = 6%/năm.
    Vì tài sản có chỉ có kỳ hạn 1 năm nên sau năm thứ 1 tài sản có đến hạn và ngân hàng lại tiếp tục tái đầu tư. Nếu lãi suất đầu tư thị trường trong năm thứ 2 giảm xuống còn 12%/năm. Như vậy lợi nhuận của năm thứ 2 của Ngân hàng chỉ còn là bằng 0.
    Như vậy thì trong mọi trường hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn ngắn hạn so với kỳ hạn của tài sản nợ thì ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái đầu tư tài sản có. Rủi ro sẽ xảy ra khi lãi suất tái đầu tư trong những năm tiếp theo giảm xuống thấp hơn mức lãi suất huy động vốn dài hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...