Báo Cáo Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.
    Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại.
    Có thể nói, tín dụng là hoạt động quan trọng có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng luôn đi đôi với hoạt động này. Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, người ta chẳng có cách gì để loại trừ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ sử dụng những phương pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức có thể chấp nhận được.
    Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc giảm thiểu rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Nó giúp cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao hơn. Điều này góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề trên, qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, sau một thời gian tìm hiểu em xin mạnh dạn được trình bày đề án: "Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam".

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án được kết cấu gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
    Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2
    1.1 KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2
    1.2.1 Khái niệm 2
    1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng 2
    1.1.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 3
    1.2 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 6
    1.2.1 Khái niệm 6
    1.2.2 Một số nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng 7

    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 12
    2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm qua 12
    2.1.1 Tình hình rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam 12
    2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17
    2.2.1 Tình hình chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng nhằm hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi 17
    2.2.2. Tình hình giảm thiểu hậu quả của rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại 22

    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 27
    3.1 Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngân hàng 27
    3 1.1 Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng 27
    3.1.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng 27
    3.2 Nâng cao chât lượng thẩm định khách hàng 28
    3.3 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng 29
    3.3.1 Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp cầm cố 29
    3.3.2 Bảo lãnh 30
    3.3.3 Thực hiện bảo hiểm tín dụng 30
    3.4 Xử lý món vay có vấn đề 31
    3.5 Mở rộng cạnh tranh 32
    3.5.1 Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro 32
    3.5.2 Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tín dụng 32
    3.5.3 Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng 33

    KẾT LUẬN 35

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
     
Đang tải...