Chuyên Đề Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nô

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    - - - - – & — - - - -
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Ngân hàng (NH) là ngành kinh doanh đặc biệt vì cả nguyên liệu lẫn sản phẩm kinh doanh đều là tiền tệ. Có đối tượng phục vụ rất đa dạng, ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế và hoạt động của NH lại dựa trên yếu tố tâm lý hết sức nhạy cảm đó là niềm tin. Nên trong giai đoạn này, khi mà kinh doanh NH trở nên sôi động với lợi nhuận khổng lồ, song hành cùng rủi ro không thể dự đoán, thì việc nhà quản trị có những chiến lược phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của NH.
    Trong một nền kinh tế, hệ thống NH đóng vai trò quan trọng là cầu nối giữa các nơi thừa và thiếu vốn. Hệ thống NH có đủ “sức khỏe” thì nền kinh tế mới có thể vững mạnh. Đất nước ta đang có sự chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, cùng với việc Việt Nam (VN) trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực. Trong đó, chúng ta không thể không nói tới một lĩnh vực hết sức nhạy cảm đó chính là NH. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội mở ra nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Vì vậy, trong thời kỳ hội nhập như vậy, hoạt động NH phải phát triển hơn nữa để đảm bảo được nhu cầu vốn trong nước, tăng khả năng cạnh tranh với những NH nước ngoài đã và đang thành lập ở VN. Trong kinh doanh NH thì hoạt động tín dụng (TD) là một trong những hoạt động tạo ra giá trị nhiều nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất cho NH. Hoạt động TD là nghiệp vụ chủ yếu, nó chiếm từ 80 – 90% thu nhập của NH, nhưng rủi ro mang lại cũng rất lớn.
    Chính vì vậy, để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình thì việc đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) nói riêng cần được quản trị một cách tốt nhất, để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, tránh nguy cơ đổ vỡ, phá sản cho ngân hàng. Đó cũng chính là vấn đề thiết thực mà các ngân hàng hiện nay đang rất quan tâm. Nắm được yêu cầu cấp thiết trên nên em chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Đầm Dơi làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với kỳ vọng là góp thêm những giải pháp để ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và giảm thiểu thấp nhất rủi ro tín dụng cho ngân hàng trong thời gian tới, phù hợp với phương châm tín dụng phải “chất lượng, an toàn, hiệu quả”.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    * Mục tiêu chung
    Mục tiêu chung của đề tài là đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Từ đó, đưa ra những biện pháp khắc phục rủi ro tín dụng, tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng ngày một phát triển hiệu quả và an toàn hơn.
    * Mục tiêu cụ thể
    – Đưa ra các lý luận về rủi ro tín dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
    – Phân tích, xem xét, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi.
    – Đề xuất một số giải pháp để có thể phòng ngừa rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    * Phương pháp thu thập thông tin
    – Thu thập số liệu 3 năm (2009-2011) từ phòng kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi.
    – Tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí, các văn bản, quyết định, sổ tay tín dụng, internet, kết hợp với kiến thức đã học ở trường và sự giúp đỡ của các cán bộ tín dụng (CBTD) NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi.
    * Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
    Trong đề tài sử dụng các phương pháp phân tích sau đây:
    – Phương pháp so sánh theo chiều dọc: Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo thời gian (3 năm) nhằm thấy được sự biến động tăng giảm giữa năm này và năm kia. Từ đó tìm ra nguyên nhân.
    – Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Gồm có so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
    * Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
    ∆y = y[SUB]1 [/SUB]- y[SUB]o[/SUB]
    Trong đó:
    y[SUB]o [/SUB]: Chỉ tiêu năm trước
    y[SUB]1 [/SUB]: Chỉ tiêu năm sau
    ∆y : Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
    Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
    * Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Trong đó:
    y[SUB]o [/SUB]: Chỉ tiêu năm trước.
    y[SUB]1 [/SUB]: Chỉ tiêu năm sau.
    ∆y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
    Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các ch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...