Chuyên Đề Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&amp PTNT chi nhánh huyện Châu T

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Cơ sở hình thành đề tài
    Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đỗi căn bản hệ thống Ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các Ngân hàng thương mại phải có cải tiến mạnh mẽ để nâng cao nâng lực quản trị rủi ro. Rủi ro là một điều kiện rất phổ biến và gần như mang tính tất yếu đối với mọi hiện tượng trong tự nhiên lẫn trong đời sống kinh tế - xã hội loài người. Vì vậy, chấp nhận đối đầu với rủi ro là một điều kiện bình thường, không tránh khỏi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây không phải có hay không có rủi ro, mà ở chổ phải phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro ở mức chấp nhận được.
    Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, ở bất kỳ cơ chế nào cũng phát sinh nợ quá hạn.Trong nợ quá hạn, có một bộ phận khó thu hồi hoặc không thu hồi được gọi là rủi ro kinh doanh tín dụng Ngân hàng. Rủi ro tín dụng không chỉ là nỗi ám ảnh của mọi Ngân hàng mà còn là nỗi ám ảnh của toàn hệ thống ngân hàng. Nó mang lại nguy cơ làm sơ cứng mạch tín dụng khiến cho Ngân hàng không thực hiện được chức năng vốn của mình. Nước ta nói chung và Hậu Giang nói riêng phần lớn sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và sản xuất nhỏ. Vì vậy hơn 70% vốn tín dụng được đầu tư cho thành phần này; dư nợ ngày càng tăng và nợ quá hạn cũng tăng cao. Trong tình hình hiện nay vấn đề rủi ro tín dụng ngày càng được quan tâm nhiều hơn và trở nên nhất thiết. Do đó, em chọn đề tài “Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Châu Thành, từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    Để đạt được những mục tiêu trên phải đi sâu vào những vấn đề cụ thể như sau:
    - Phân tích tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua ba năm 2009 - 2011.
    - Phân tích doanh số cho vay - doanh số thu nợ - dư nợ trong ngắn, trung hạn và theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua ba năm 2009 - 2011.
    - Phân tích nợ quá hạn; nợ xấu ngắn, trung hạn và theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua ba năm 2009 - 2011.
    - Đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua ba năm 2009 - 2011 về các chỉ tiêu: dư nợ / tổng nguồn vốn; dư nợ / vốn huy động; chênh lệch vốn huy động / doanh số cho vay; hệ số thu nợ ngắn, trung hạn và theo thành phần kinh tế; nợ quá hạn / dư nợ trong ngắn, trung hạn và theo thành phần kinh tế.
    - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành qua ba năm 2009 - 2011.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Trong khoảng thời gian thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Châu Thành được tiếp xúc thực tế, kết hợp với lý thuyết đã học ở trường là nền tảng để nghiên cứu.
    Bên cạnh đó, qua việc nghiên cứu các văn bản, qui chế hiện hành cũng như một số sách báo, lấy số liệu trực tiếp tại Ngân hàng và các số liệu thống kê số học để đánh giá; từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tín dụng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng.
    Một số phương pháp sử dụng để nghiên cứu như sau:

    3.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài là số liệu thứ cấp, được thu thập từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, biểu lãi suất huy động, cho vay, thu nợ, dư nợ, bảng cân đối chi tiết của Ngân hàng qua các năm 2009, 2010, 2011. Các văn bản qui định, định hướng phát triển của NHNo&PTNT huyện Châu Thành.
    Ngoài ra còn xem thêm các thông tin trên tạp chí Ngân hàng, tạp chí kinh tế, sách báo có liên quan đến đề tài.
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu
    Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...