LờI Mở ĐầU trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ. Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại. Nước ta đang trong qúa trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thành phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay do suy thoái kinh tế . đều có thể biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi. Đó là chưa kể đến những kẽ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước . Đây là mối đe doạ mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải đương đầu. Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu em xin mạnh dạn được trình bày một số biện pháp phòng ngừa rủi to tín dụng qua đề tài: ''Rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam". Bố cục của đề tài gồm ba phần: Phần i: Một số lý luận chung về tín dụng, rủi ro tín dụng và bảo đảm an toàn tín dụng trong Ngân hàng thương mại. Phần II: Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam . Phần iii: Một số biện pháp cơ bản hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phùng Bích Ngọc - Giảng viên trường ĐHDL Phương Đông, cùng các cô chú tại Ngân hàng No&PTNT huyện Sa Pa đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này. Mục lục LờI Mở ĐầU 1 phần I: một số lý luận chung về tín dụng, rủi ro tín dụng và Ngân hàng thương mại 3 I- những vấn đề cơ bản về tín dụng 3 1- Khái niệm Tín dụng Ngân hàng 3 2- Vai trò tín dụng trong nền kinh tế thị trường. 3 2.1.1- Thúc đẩy tích tụ và cung cấp vốn cho nền kinh tế. 4 2.1.2- Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng cho đầu tư phát triển. 4 2.1.3- Tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ. 5 2.1.4- Công cụ tài trợ cho các thành phần kinh tế kém phát triển và các ngành mũi nhọn. 5 II- rủi ro tín dụng 5 1- Khái niệm rủi ro tín dụng. 5 2- Các loại rủi ro tín dụng 6 2.1- Rủi ro mất vốn 6 2.2- Rủi ro sai hẹn 6 2.3- Rủi ro lãi suất 6 2.4. Rủi ro tỷ giá 7 3- Nguyên nhân rủi ro tín dụng 7 3.1- Thông tin không cân xứng 7 3.2- Môi trường kinh tế 8 3.3- Môi trừơng pháp lý 9 3.4- Những nguyên nhân bất khả kháng 9 Phần ii: THựC TRạNG và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại việt nam. 10 1- Tình hình quản lý tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trong những năm qua. 10 1.1- Tình hình huy động vốn 10 1.2- Tình hình sử dụng vốn 11 2- Một số vấn đề quản lý rủi ro tín dụng 13 2.1- Giá cả thế chấp, cầm cố trong các chu kỳ tín dụng 14 2.2- Các rủi ro khi cho cá nhân vay vốn tín dụng 14 2.3- Rủi ro khi cho vay khách hàng là pháp nhân. 15 Phần III: Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam . 17 1- Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngân hàng : 17 1.1- Năng lực điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng . 17 1.2- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng. 17 2- Nâng cao chât lượng thẩm định khách hàng 18 3- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng. 19 3.1- Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp cầm cố. 19 3.2 Bảo lãnh: 20 3.3 Thực hiện bảo hiểm tín dụng: 21 4- Xử lý món vay có vấn đề. 22 5- Mở rộng cạnh tranh. 22 5.1 Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro 22 5.2 Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tín dụng. 23 5.3. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng. 24 kết luận 26