Thạc Sĩ Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - thực trạng và giải pháp phòng ngừa

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài:

    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam có truyền thống phục vụ đầu tư
    phát triển, thực hiện nhiệm vụ huy động mọi nguồn vốn để đầu tư và phát tirển,
    góp phần thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, hoạt
    động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và
    Phát triển Việt nam và đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn có xu
    hướng ngày càng gia tăng, có nguy cơ dẫn đến mất vốn. Trước sức ép tăng
    trưởng của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư xã hội vẫn còn rất lớn vừa là cơ hội để
    mở rộng tín dụng, đồng thời cũng tạo áp lực vay vốn đến các ngân hàng thương
    mại nói chung và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam nói riêng. Việc
    chuyển đổi các Doanh nghiệp nhà nước và giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ
    bản diễn ra rất chậm, một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, mất
    khả năng thanh toán, một số doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại nhưng chứa
    dựng nhiều rủi ro, điều này ảnh hướng đến hoạt động tín dụng và chất lượng tín
    dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.
    Nhằm cơ cấu lại hoạt động và lành mạnh hoá tình hình tài chính để hội
    nhập và phát triển, điều quan trọng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    phải chủ động kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và
    đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Để đạt được mụa
    tiêu này, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cần phải đưa ra những giải
    pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đó là lý do Tôi
    chọn đề tài nghiên cứu “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
    Nam - thực trạng và giải pháp phòng ngừa
    ” .
    2. Mục tiêu của đề tài:
    Mục tiêu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:
    - Làm rõ và góp phần hoàn thiện lý luận về rủi ro tín dụng.
    - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và
    các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
    triển Việt Nam.
    - Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một
    số biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại
    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đề ra
    các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro.
    Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân dẫn
    đến rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
    Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Sử dụng các phương pháp : thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp
    so sánh
    5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu
    Chương 1 : Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng tại ngân
    hàng thương mại.
    Chương 2 : Thực trạng về họat động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư
    vừa Phát triển Việt nam.
    Chương 3 : Những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
    triển Việt nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...