Luận Văn Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?PHẦN MỞ ĐẦU : GIỚI THIỆU CHUNG
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Xuất phát từ chức năng kinh doanh của NHTM tại Việt Nam theo điều 1
    khoản 1 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (1990):
    “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu mà thường xuyên là
    nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để
    cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Do vậy,
    hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Các khách hàng
    của ngân hàng rất đa dạng về hình thức tổ chức, phong phú về ngành nghề và vì
    vậy tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng phức tạp và
    phong phú hơn so với các loại hình kinh doanh khác. Rủi ro trong cho vay của
    NHTM nói riêng được thể hiện trong chính đặc điểm kinh doanh tín dụng của
    NHTM.
    Từ ngày 01/04/2007 các ngân hàng nước ngoài được hoạt động bình đẳng
    tại Việt Nam, đó cũng là một sự thách thức của các NHTM trong nước, và vì các
    NHTM nhỏ có thể sẽ biến mất khi mà các ngân hàng nước ngoài nhập cuộc với
    túi tiền khổng lồ, với kinh nghiệm cho vay lâu đời, NHTM Việt Nam không thể
    là đối thủ cân xứng.
    Xuất phát từ việc kinh doanh của NHTM trong nước tập trung vào hoạt
    động tín dụng, nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, việc quản trị rủi ro còn hạn
    chế, thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM trong nước chiếm tỷ lệ rất
    cao và nếu xảy ra rủi ro tín dụng thì khó thu hồi được vốn và lãi cho vay thì ngân
    hàng có thể lỗ vốn và có thể dẫn đến phá sản. Do vậy việc nâng cao chất lượng
    tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM là thực sự cần thiết và là vấn
    đề sống còn của các NHTM.
    Vấn đề kinh doanh tại Hệ thống NHCTVN mạnh nhất là vẫn là hoạt động
    tín dụng, thu nhập của ngân hàng chiếm tỷ trọng hơn 80% từ hoạt động tín dụng,
    nhưng chất lượng tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ xấu; nợ quá hạn vẫn còn cao nên
    việc tìm ra những giải pháp để hạn chế rủi ro và đem lại lợi nhuận cao từ hoạt
    động tín dụng đang là vấn đề mà các nhà lãnh đạo của NHCT rất quan tâm và
    chỉ đạo triệt để.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Rủi ro tín
    dụng tại NHCT Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
    ”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:
    - Làm rõ hơn về lý luận rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHTM.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, nêu ra những nguyên nhân gây
    ra rủi ro tín dụng, đánh giá, biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng và chỉ ra những
    tồn tại, yếu kém trong hoạt động tín dụng tại hệ thống NHCT Việt Nam.
    - Trên cơ sở phân tích những tồn tại, yếu kém và mạnh dạn đưa ra một số
    giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại hệ
    thống NHCT Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra rủi
    ro tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng thấp và từ đó đề ra những giải pháp thích
    hợp.
    Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế về hoạt động tín
    dụng của NHCTVN và một số NHTM khác để tìm hiểu những nguyên nhân gây
    ra rủi ro tín dụng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt
    động tín dụng tại hệ thống NHCTVN.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Nhằm để hiểu rõ những vấn đề nghiên cứu trong luận văn, sử dụng các
    phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
    5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm những nội dung chính
    trong ba chương:
    Chương một: Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương
    mại.
    Chương hai: Thực trạng về hoạt động kinh doanh và rủi ro tín dụng tại hệ
    thống NHCT Việt Nam.
    Chương ba: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn
    chế rủi ro tín dụng tại hệ thống NHCT Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...