Luận Văn Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính


    Chương 2:Những bài học về quy định và giám sát trong thị trường tài chính.
    Cuộc khủng hoảng gần đây cũng có những nguyên nhân bắt đầu và những đặc
    điểm tương tự như những cuộc khủng hoảng tài chính khác, tuy nhiên nhìn ở một khía
    cạnh riêng biệt, cuộc khủng hoảng lần này được góp phần không nhỏ từ những sức ép
    bắt nguồn từ rủi ro thanh khoản phức tạp hơn trong thị trường ngày nay. Có thể nói
    những bài học về giám sát và ổn định tính thanh khoản trên thị trường tài chính rút ra
    từ cơn khủng hoảng vừa qua sẽ là chiếc chìa khóa quý giá để ngăn chặn và giải quyết
    nhanh chóng hơn, ít để lại hậu quả hơn đối với những cú sốc thanh khoản sau này.
    Trong bối cảnh tài chính được đặc trưng bởi mối liên hệ gần gũi giữa những
    thành phần tham gia trên thị trường và sự phụ thuộc lẫn nhau của các loại rủi ro như
    hiện nay, việc giám sát và ổn định thị trường đã trở thành vai trò và trách nhiệm của
    tất cả mọi quốc gia, mọi nền kinh tế, của tất cả mọi người, chứ không riêng gì những
    nhà chức trách, những người hoạch định chính sách tiền tệ. Giờ đây, rủi ro thanh
    khoản có thể tác động đến những bộ phận đa dạng của các trung gian tài chính và cả
    những trung gian tài chính cá nhân. Chính vì vậy, những bài học mà chúng tôi đề cập
    và phân tích chi tiết sau đây là những gợi ý về quan điểm và nhận thức cho mọi
    “Players” - những người tham gia vào thị trường tài chính.

    Chương 3: Những đặc điểm riêng về rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam
    Từ những bài học mà thế giới đúc kết được ở trên, liệu chúng ta rút ra được
    những giá trị gì để áp dụng cho việc quản lý và giám sát của Việt Nam, liệu có
    phương pháp nào phù hợp với đặc trưng của hệ thống thanh khoản Việt Nam, và liệu
    có những cải tiến nào nên đưa vào hệ thống quy định hiện hành? Đây cũng chính là
    mục đích cuối cùng mà bài nghiên cứu của chúng tôi hướng đến. Tìm hiểu sự đa dạng
    của thế giới bên ngoài cũng là để phục vụ cho chính nhu cầu cải thiện và phát triển
    của bản thân đất nước mình.
    Như chúng ta đã biết, không phải liều thuốc nào cũng chữa được bách bệnh,
    phải tùy vào bệnh mà kê toa, có những bài học là rất có ý nghĩa trên trường quốc tế
    nhưng cũng chưa hẳn thực sự hữu ích cho căn bệnh của Việt Nam. Quá trình học hỏi
    là một quá trình đòi hỏi sự sáng tạo, lựa chọn một cách chắt lọc, tuyệt đối không áp
    dụng máy móc, rập khuôn.

    Chương 4: Thực trạng các quy định và việc giám sát, bình ổn thị trường tài chính ở Việt Nam
    Bên cạnh việc giới thiệu những đặc điểm riêng biệt của thị trường tài chính và
    rủi ro thanh khoản ở Việt Nam, tiếp sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào bức tranh thực
    trạng hoạt động giám sát và quản lý, điểm lại những gì đã đạt được cũng như là những
    hạn chế còn tồn tại trong hệ thống pháp lý, trong hệ thống thông tin và đặc biệt là nhìn
    nhận lại vai trò của NHTW - là “đầu tàu”, là “trụ cột” cho thị trường tài chính - tiền
    tệ nương nhờ.
    

    Chương 5:Tăng cường vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính.

    1. Xu hướng tương lai:
    Một lần nữa chúng tôi muốn điểm lại những xu hướng tương lai mà thị trường
    tài chính tiền tệ và hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hướng đến, trước khi đưa ra
    những gợi ý về các nhóm giải pháp thích hợp.
    Thế giới đang toàn cầu hóa, Việt Nam đang mở cửa, rồi đây, khi hệ thống tài
    chính bước vào hội nhập, các ngân hàng và các công ty tài chính nước ngoài được
    phép cạnh tranh trực tiếp cùng với các TCTD trong nước, rủi ro thanh khoản hẳn sẽ
    phức tạp hơn bây giờ. Rồi Việt Nam cũng sẽ phát triển các sản phẩm tài chính đa dạng
    hơn phục vụ cho những nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân
    muốn kiếm lời trên đồng vốn của mình. Hoạt động của thị trường tài chính và các
    TCTD cũng sẽ linh hoạt và tinh vi hơn Đó là một bức tranh sáng lạng và nhiều màu
    sắc, hứa hẹn những triển vọng phát triển không ngừng cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy
    nhiên bên cạnh đó cũng có những mảng tối mà nếu không kịp thời ngăn chặn và giới
    hạn, có thể sẽ lấn át và ảnh hưởng tồi tệ đến toàn cảnh của bức tranh. Đó là khi sự
    phức tạp hệ thống tài chính nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng vượt quá khả
    năng kiểm soát của những người điều hành, quản lý và giám sát cũng như các thành
    phần tham gia trong thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...