Thạc Sĩ Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng tmcp việt nam thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Giới thiệu
    Hiện nay, toàn cầu hóa nền kinh tế không còn là vấn đề xa lạ mà đã và đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu khách quan đối với nền kinh tế của một quốc gia.
    Chính thức gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cùng với các tổ chức hợp tác khu vực, Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đang từng bước nỗ lực làm mới mình, đón đầu hội nhập. Trong đó, hệ thống NH TMCP được đánh giá là hệ thống khá năng động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chúng ta chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập – giai đoạn chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để bước vào
    cuộc cạnh tranh thực sự sẽ diễn ra từ sau năm 2010, khi mà các cam kết hội nhập thực sự bắt đầu có hiệu lực.
    Để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong cuộc cạnh tranh này, các NHTMCP phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh về mọi mặt. Với ý tưởng này, tôi xin chọn đề tài “Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” với hy vọng có thể giúp các NHTMCP phát triển vững vàng trong thời kỳ hội nhập.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Thực trạng và giải pháp để hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Cụ thể là các Ngân hàng: ABB, MSB, SCB, HDB, TCB, STB, SGB, HBB, SeaB trong thời gian từ cuối năm 2006 đến hết quý II năm 2008.
    4. Tính thực tiễn của đề tài
    Việc duy trì lãi suất ổn định trong một thời gian dài của NHNN đã làm cho Nhà quản trị các NHTMCP lơ là công tác đề phòng rủi ro lãi suất. Cho đến cuối năm 2007 đầu năm 2008, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều diễn biến bất lợi do lạm phát gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã đẩy các NHTMCP vào cuộc khủng hoảng thanh khoản, bắt buộc các ngân hàng bước vào cuộc đua lãi suất làm lãi suất liên tục tăng cao. Điều này bộc lộ mặt yếu kém trong công tác đề phòng rủi ro của các NHTMCP, đặc biệt là rủi ro lãi suất. Qua việc nghiên cứu về hoạt động của các NHTMCP, tác giả mong muốn giúp các ngân hàng có nhận thức đúng đắn về mối liên hệ giữa công tác Quản lý TSN – TSC để phòng chống rủi ro, trong đó đặc biệt là rủi ro lãi suất, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của NHTMCP.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp định lượng, phương pháp định tính, phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá.
    6. Khó khăn của luận văn
    Do hầu hết các NHTMCP Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc Quản lý TSN – TSC để tránh rủi ro lãi suất nên các mô hình quản lý hoặc không được xây dựng, hoặc chỉ được xây dựng một cách khái quát nên tôi không thể nêu chi tiết mô hình tham khảo, đánh giá chi tiết những mô hình đã được áp dụng.
    7. Kết cấu của đề tài
    Đề tài được chia làm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận.
    Chương II: Thực trạng kiểm soát rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các NHTMCP Việt Nam
    Chương III: Giải pháp quản trị TSN - TSC để hạn chế rủi ro lãi suất tại các NHTMCP Việt Nam.

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 1
    1.1. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng . 1
    1.1.1. Những vấn đề chung về rủi ro . 1
    1.1.1.1. Một số khái niệm . 1
    1.1.1.2. Quản trị rủi ro . 1
    1.1.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro . 2
    1.1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
    và nền kinh tế - xã hội 2
    1.1.2. Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng 2
    1.2. Quản trị TSN . 3
    1.2.1. Những vấn đề chung 3
    1.2.1.1. Khái niệm . 4
    1.2.1.2. Các nguyên tắc . 4
    1.2.1.3. Mục đích . 4
    1.2.2. Các thành phần của TSN . 4
    1.2.3. Các nhân tố quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi . 6
    1.2.4. Ước tính chi phí cho nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi 6
    1.2.5. Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn . 7
    1.2.6. Phương pháp quản trị TSN 8
    1.3. Quản trị TSC . 10
    1.3.1. Những vấn đề chung về quản trị TSC của ngân hàng 10
    1.3.1.1. Khái niệm về TSC và quản trị TSC của ngân hàng . 10
    1.3.1.2. Các yếu tố tác động đến quản trị TSC 11
    1.3.1.3. Các nguyên tắc quản trị TSC . 11
    1.3.2. Các thành phần của TSC . 11
    1.3.3. Các phương pháp quản trị TSC . 14
    1.3.3.1. Phân chia TSC để quản lý 14
    1.3.3.2. Quản trị dự trữ 15
    1.3.3.3. Xây dựng một chính sách tín dụng hiệu quả 17
    1.3.3.4. Xây dựng chính sách đầu tư hiệu quả . 18
    1.4. Quản trị TSN và TSC để hạn chế rủi ro lãi suất 19
    1.4.1. Rủi ro lãi suất . 21
    1.4.2. Mục tiêu của hoạt động quản lý rủi ro lãi suất . 22
    1.4.3. Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất 23
    1.4.4. Quản lý khe hở kỳ hạn . 26
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I . 29
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO LÃI SUẤT TRONG
    HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM . 30
    2.1. Tình hình lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ từ cuối
    năm 2006 đến tháng 06 năm 2008 . 30
    2.1.1. Chính sách điều hành tiền tệ của NHNN từ cuối năm 2006 đến
    tháng 06 năm 2008 . 31
    2.1.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro lãi suất tại các NHTMCP 34
    2.2. Nguyên nhân làm tăng rủi ro lãi suất trong quản trị TSN – TSC của các
    NHTMCP 39
    2.2.1. Nguyên nhân từ chính sách điều hành tiền tệ của NHNN 39
    2.2.2. Nguyên nhân từ phía các NHTMCP 44
    2.3. Các biện pháp được áp dụng để Quản trị TSN – TSC nhằm hạn chế rủi
    ro lãi suất . 50
    2.3.1. Ngân hàng Nhà nước . 50
    2.3.2. Ngân hàng TMCP trong nước 52
    KẾT LUẬN CHƯƠNG II 54
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ TSN – TSC ĐỂ HẠN CHẾ RỦI
    RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NHTMCP 55
    3.1. Những thách thức đối với các NHTMCP trong nước 55
    3.1.1. Về cơ chế quản lý 55
    3.1.2. Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính . 56
    3.1.3. Về hiệu quả và chất lượng hoạt động . 58
    3.2. Định hướng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân
    hàng . 58
    3.2.1. Sắp xếp và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP . 58
    3.2.2. Nâng cao năng lực điều hành và quản lý NHTMCP 59
    3.2.3. Marketing, tạo dựng uy tín cho ngân hàng . 60
    3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực đáp ứng nhu cầu hội
    nhập . 60
    3.3. Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của
    các NHTMCP . 60
    3.3.1. Đối với NHNN . 60
    3.3.2. Đối với các NHTMCP trong nước 62
    3.4. Những đề xuất nhằm hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh
    doanh tại các NHTMCP 63
    3.4.1. Những đề xuất đối với NHNN . 64
    3.4.2. Những đề xuất đối với NHTMCP . 64
    3.4.3. Mô hình tham khảo 64
    3.4.3.1. Cơ cấu của hội đồng Quản trị TSN – TSC . 64
    3.4.3.2. Quy trình báo cáo 65
    3.4.3.3. Dữ liệu cần có để phân tích – quản trị TSN và TSC 66
    3.4.3.4. Các bước để phân tích ALM 66
    3.4.3.5. Tính toán các tỷ số ALM 67
    3.4.3.6. Nguyên tắc kiểm tra 70
    KẾT LUẬN CHƯƠNG III 70
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...