Tiểu Luận rủi ro kiểm toán đánh giá rủi ro kiểm toán

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    Kiểm toán là lĩnh vực đang dần được khẳng định và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù mới ra đời và phát triển trong hơn 20 năm nhưng số lượng các công ty kiểm toán đã ngày càng gia tăng, chứng tỏ nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao. Trước xu thế hội nhập như ngày nay các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam luôn phải đặt ra yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài. Kiểm toán Báo cáo tài chính luôn là dịch vụ truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các công ty kiểm toán hiện nay. Những người quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp coi báo cáo kiểm toán là ý kiến cuối cùng trong việc thẩm định, xác minh tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, bất cứ ngành nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro không mong muốn. Hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố rủi ro trong kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng là việc không thể thiếu trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào. Với tầm quan trọng như vậy đề tài “Rủi ro Kiểm toán” sẽ cung cấp, bổ sung những kiến thức liên quan đến vấn đề rủi ro kiểm toán. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài tiểu luận văn gồm ba phần sau:
    Phần 1: Khái niệm về rủi ro kiểm toán.
    Phần 2: Các bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán.
    Phần 3: Mối quan hệ giữa rủi ro và trọng yếu.
    A. NỘI DUNG
    Phần 1: Khái niệm về rủi ro kiểm toán
    I. Định nghĩa
    Rủi ro kiểm toán là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn những sai sót trọng yếu.
    Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được là khả năng trong BCTC đã được kiểm toán viên còn chứa đựng những sai phạm mà những sai phạm này có thể chấp nhận được (sai sót có thể bỏ qua) chưa đến mức độ là những sai sót trọng yếu.
    Việc đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ giúp cho kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến một cách xác đáng về các thông tin trên các báo cáo tài chính. Sở dĩ rủi ro kiểm toán là vấn đề mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán đều phải đối mặt là do một số nguyên nhân sau:
    Thứ nhất, do phạm vi của đối tượng kiểm toán tài chính rất rộng. Đó là toàn bộ các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách thể kiểm toán. Chính vì thế, phương pháp mà kiểm toán viên sử dụng chủ yếu để thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính là phương pháp chọn mẫu. Quá trình này thông qua việc lựa chọn một số mẫu và dựa trên kết quả đánh giá những mẫu được chọn đó để đưa ra kết luận cho toàn bộ tổng thể. Do vậy mà luôn có khả năng đưa ra kết luận sai do mẫu được chọn không phải là mẫu đại diện.
    Thứ hai, bất kỳ cuộc kiểm toán tài chính nào cũng bị giới hạn bởi các yếu tố như thời gian, chi phí, giới hạn vè nguồn lực, quản lý hay giới hạn từ phía khách thể kiểm toán. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán không thể kiểm tra toàn diện trên tất cả các khoản mục, nghiệp vụ và chu trình liên quan đến đối tượng kiểm toán.
    Thứ ba, rủi ro kiểm toán liên quan đến rủi ro kinh doanh. Các doanh nghiệp đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh. Rủi ro kiểm toán là một rủi ro kinh doanh mà các công ty kiểm toán phải xem xét đến trong khi thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán.
    Như vậy, xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong quá trình kiểm toán. Đánh giá rủi ro kiểm toán tốt sẽ giúp cho kiểm toán viên xây dựng được các thủ tục kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán phù hợp, đảm bảo thu thập được đầy đủ các bằng chứng đáng tin cậy để đưa ra ý kiến về các bảng khai tài chính.
    II. Các yếu tố cấu thành (phân loại)
    Có 3 loại rủi ro kiểm toán:
    - Rủi ro tiềm tàng.
    - Rủi ro kiểm soát
    - Rủi ro phát hiện
    Phần 2: Các bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán

    I. Rủi ro tiềm tàng
    1. Khái niệm
    a. Định nghĩa:
    Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.
    Ở mỗi doanh nghiệp, mỗi loại hình kinh doanh và tính chất ngành nghề khác nhau thì rủi ro tiềm tàng là hoàn toàn khác nhau.
    b. Cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng
    Kiểm toán viên phải dựa vào việc xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên những nhân tố chủ yếu sau:
    · Trên phương diện báo cáo tài chính:
    - Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban Giám đốc cũng như sự thay đổi thành phần Ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán.
    - Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ.
    - Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, đối với kế toán trưởng, nhất là những hoàn cảnh thúc đẩy Ban Giám đốc, kế toán trưởng phải trình bày báo cáo tài chính không trung thực.
    - Đặc điểm hoạt động của đơn vị, như: Quy trình công nghệ, cơ cấu vốn, các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ;
    - Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như: các biến động về kinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán và sự thay đổi của hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
    · Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ:
    - Báo cáo tài chính có thể chứa đựng những sai sót, như: Báo cáo tài chính có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước; báo cáo tài chính có nhiều ước tính kế toán, hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi chính sách kế toán.
    - Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản và nghiệp vụ kinh tế, như: Số dư các tài khoản dự phòng, nghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá TSCĐ, .
    - Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản, như: phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài, .
    - Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ý kiến của chuyên gia, như: xảy ra kiện tụng hoặc trộm cắp, .
    - Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặc biệt là gần thời điểm kết thúc niên độ.
    - Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính bất thường khác.
    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng:
    Trong kiểm toán, để thực hiện được một cuộc kiểm toán với khối lượng hợp lý, rủi ro kiểm toán thấp, KTV phải có sự hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về mỗi doanh nghiệp được kiểm toán, về ảnh hưởng của rủi ro tiềm tàng đến khối lượng công việc kiểm toán. Đồng thời phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán đó là:
    Lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà một sai sót có thể coi là trọng yếu hay không. VD: ngành xây dựng, riêng nguyên vật liệu cũng đã nhiều, để kiểm soát chi li thật khó nên rủi ro về sai sót là chuyện không tránh khỏi. Điều đáng bận tâm là khi nó trở thành những sai sót nghiêm trọng, đặc biệt khi có sự rút ruột công trình thì chuyện đã đáng để bàn rồi.
    Bản chất công việc kinh doanh và đặc điểm của đơn vị, như: công việc sản xuất kinh doanh, các loại sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra được cung cấp cho thị trường, các yếu tố tác động của ngành nghề, môi trường kinh tế, địa điểm hoạt động, cơ cấu vốn, tính chất thời vụ, sự biến động của thị trường mua và bán. Ví dụ: vẫn xét đến doanh nghiệp ở ngành xây dựng, một điều căn bản trong xây dựng là vấn đề thời gian (tiến độ công trình). Nhiều khi ngâm lâu một dự án mà nhà nước chưa kịp thời xử lí thì cũng thất thoát một món tiền kha khá như nguyên vật liệu bị bỏ không hay vật giá leo thang, hai ngày khác nhau là giá mỗi khác chẳng hạn, thì hạch toán sẽ khác, cũng dễ sinh ra sai sót. Đối với những đơn vị mới thành lập thì càng đáng bàn khi nhân lực chưa mạnh, số chưa to nhưng lại rất dễ nhầm lẫn và thường có tiết mục vẽ bảng báo cáo.
    Bản chất của các bộ phận, các khoản mục được kiểm toán
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...