Chuyên Đề Rối nước Nguyên Xá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Rối nước Nguyên Xá

    LỜI MỞ ĐẦU
    Nhiều năm nay, những người làm rối nước rất vui mừng phấn khởi với những thành tích mà ḿnh đă và đang gặt hái được. Nhất là những năm đầu thế kỷ XXI, rối nước đă được khán giả trong và ngoài nước quan tâm, yêu thích. Rối nước truyền thống đă vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bước lên những sân khấu quốc tế, mang theo một nét đẹp của văn hoá Việt Nam giới thiệu với bè bạn năm châu, mở ra một thời kỳ vàng son của những người làm rối nước.
    Khi xưa các thế hệ đi trước đă làm được rất nhiều, nhưng lại không có điều kiện ghi lại những biến động, sự kiện. Nay với tư cách là người đă nhiều năm làm việc với rối nước Nguyên Xá, lại có điều kiện thời gian nên tôi t́m kiếm sưu tầm và biên tập ra tài liệu này với mục đích là ghi chép lại các sự kiện, biến động, cũng như những thăng trầm của nghệ thuật múa rối nước, những vÊt vả, khó khăn và cả hạnh phóc của những nghệ nhân rối nước Nguyên Xá.
    Với ước mong giúp các khán giả yêu mến chú Tễu hiểu thêm về một nền nghệ thuật cổ truyền, biết được những sự đóng góp của bao thế hệ nghệ nhân của phường rối nước Nguyên Xá trong suốt hàng trăm năm qua. Tôi đă cố gắng vận dụng tất cả những hiểu biết, khả năng của ḿnh với sự giúp đỡ nhiệt t́nh của rất nhiều bạn bè trong và ngoài phường rối để biên soạn tập tài liệu này. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định về tŕnh độ bản thân cũng như sự thiếu hụt về tài liệu nên khó tránh khỏi những sai sót. Mong bạn đọc thông cảm và đóng góp ư kiến để tập tài liệu này được hoàn thiện hơn.

    Nguyên Xá, ngày 18 tháng 02 năm 2006

    Sưu Tầm Và Biên Soạn
    Hoàng Duy Luyến



    MỤC LỤC

    Phần I : Sơ lược về quá tŕnh h́nh thành của nghệ thuật múa rối nước 03

    Phần II : Quá tŕnh h́nh thành và phát triển của phường rối nước Nguyên Xá 07

    Phần III : Danh sách các nghệ nhân của phường rối nước Nguyên Xá qua các thời kỳ . 30

    Phần IV : Giao lưu giữa rối nước Nguyên Xá với bên ngoài .40

    Phần V : Các Tích – Tṛ của phường rối nước Nguyên Xá Xưa và Nay . 43

    Phần VI : Thành tích khen thưởng .47









    Phần I
    SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TR̀NH H̀NH THÀNH CỦA NGHỆ THUẬT
    MÚA RỐI NƯỚC

    Múa rối nước là di sản văn hoá truyền thống của dân téc Việt Nam. Nghệ thuật múa rối nước là sự sáng tạo độc đáo của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ Sông Hồng. Trải qua hàng ngh́n năm lịch sử với bao thăng trầm , biến động của đời sống xă hội, múa rối nước vẫn tồn tại và phát triển, trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người nông dân. Múa rối nước là môn nghệ thuật dân gian lâu đời của vùng quê trồng lúa nước, và cho đến ngày nay đă đạt đến một tŕnh độ nghệ thuật có giá trị cao, về mặt tinh thần là nguồn giải trí có sức hấp dẫn độc đáo.
    Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhiều tài liệu đă chứng minh rằng Múa rối nước có xuất sứ và phát triển từ thời Lư – Trần vào thế kỷ XII. Trên bia chùa Đọi ( Hà Nam ) có niên hiệu thiên trù địa vũ thứ 2 năm 1121 Nguyễn Công Bật đă miêu tả một cuộc chơi múa rối nước hoành tráng trong đêm trung thu thời Lư Nhân Tông mà sân diễn là mặt nước.
    Lịch sử múa rối nước Việt Nam ghi nhận múa rối nước là loại h́nh nghệ thuật độc đáo không có ở bất cứ một dân téc nào trên thế giới, múa rối nước được biểu diễn trên sân khấu nước cố định ngoài trời, trong ao hồ gọi là Thuỷ Đ́nh, đây là một loại sân khấu vừa dân dă vừa có cảnh vật hài hoà núi non, cây cối, chùa chiền tạo thành một bức tranh sơn thuỷ hữu t́nh. Xem múa rối nước tạo ra cho người xem những cảm xúc kỳ ảo, vừa thực, vừa hư bởi cái nghịch lí của loại h́nh sân khấu này. Con rối tuy bé nhỏ nhưng lại giống như thật, chúng cũng nói, cười, cũng hát, yêu thương, hờn giận nhưng ai cũng biết, đó là những quân rối. Rối nước đă tạo nên những nét độc đáo đậm đà t́nh dân téc, được duy tŕ tại Việt Nam và đă được đi tŕnh diễn khắp năm châu bốn bể, đem lại cho bao người xem những cảm xóc thó vị, và hiểu thêm về nền văn hoá lúa nước Việt Nam.
    Trong bản đồ làng kháng chiến kiểu mẫu Nguyên Xá Thái B́nh về phía Tây có một vùng đất tô màu đỏ xẫm với chú thích “xóm Cầu Kênh”. Nơi họ Kênh (họ Nguyễn Huy), Ḍng họ đầu tiên đă đến đây lập Êp, xây dựng nên làng Nguyên Xá quê ta. Họ Kênh đến nay đă 27 đời, nếu tính theo đời th́ vào khoảng 700 năm, mà nghệ thuật múa rối nước của ta cũng h́nh thành và phát triển ngay từ đây. Ở giữa vùng châu thổ sông Hồng, một vùng quê mà nước nhiều hơn đất, cuộc sống con người luôn phải đối mặt với lũ lụt, chuyện đói rét là lẽ thường t́nh, nhưng con người vẫn lạc quan yêu cuộc sống, họ đă dùng nước để mua vui, mượn nước để sinh sản ra nghệ thuật.
    Thuở sơ khai, trong hoàn cảnh hoàn cảnh c̣n khó khăn, có thể các cụ chỉ dùng những vật liệu đơn giản, dễ chế tạo nh­ : củ tre, dóng tre, song mây, gỗ lạt, rồi dựng lại những sự vật, hiện tượng gần gũi với cuộc sống. Lấy gỗ đẽo gọt ra con trâu, cái cày, rồi cầm tay đưa xuống nước, nghiêng nghiêng, ghé ghé, sau mới xem cái ǵ dùng bằng sào th́ dùng, cái ǵ dùng bằng dây th́ dùng để kéo ra xa hoặc kéo lại. Có thể mỗi người làm ra được một tṛ hoặc nhiều tṛ, rồi nhiều người góp lại trong phường hội với nhau, do vậy đă gây ra sù bí mật khắt khe đến nỗi ngay trong phường hội với nhau. Bí mật đến nỗi không truyền cho con gái v́ sợ con gái lấy chồng làng khác, bí mật đến mức anh ruột không truyền cho em ruột, nhiều tṛ rối của nhiều cụ chưa kịp truyền cho con cháu th́ các cụ đă qua đời, như tṛ Rồng hành Mă của cụ Tổng Chuẩn phường Tây Trong.
    Nhưng cũng cần phải nói, ở hoàn cảnh khó khăn, lại ở thời ḱ chưa có sắt thép thế nhưng tổ tiên ta đă sản sinh ra biết bao tṛ rối đơn giản mà huyền bí, thô sơ mà tinh tế, thần kỳ mà mảnh dẻ, b́nh dị mà hấp dẫn người xem. Những đạo cụ gây cười, hoặc những máy móc tinh sảo để tạo ra chất thơ, là niềm vui không pha trộn của trẻ em và của cả người lớn.
    Trong nhiều thế kỷ qua, nghệ thuật múa rối nước chỉ giới hạn trong một số làng của đất nước Việt Nam, sân khấu thôn dă chưa ra khỏi biên giới. Cho đến năm 1984, khi lần đầu tiên rối nước được xuất khẩu. Trước sự thành công rực rỡ, đă gây được tiếng vang lớn làm nức ḷng khán giả phương Tây bởi sáu diễn viên của phường rối nước Nguyên Xá. Vinh dự tự hào màu cờ sắc áo phát huy hết thảy nghệ thuật cổ truyền, đậm đà bản sắc dân téc tô thắm thêm cho truyền thống văn hoá quê hương.
    Xem tṛ rối phường Nguyên Xá thường thấy mọi cảnh vật đều gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người nông dân như con trâu cái cày, nơm vó, chài lưới, nong nia, thúng mủng, quang gánh Các tṛ diễn đều ngắn gọn, phản ánh chân thật cuộc sống lao động, chiến đấu chống thiên tai địch họa, bảo vệ sản xuất. Các tṛ rối phường Nguyên Xá đă đem lại cho người xem cảnh gia đ́nh nông dân ở vùng quê làm lúa nước, cảnh nông thôn đầm Êm, chồng cầy vợ cấy, cảnh đùa ao bắt cá, cảnh việc nhà xay thóc dă gạo, dệt cửi ru con. Cảnh hội hè đ́nh đám, rước kiệu quanh làng, múa kỳ lân sư tử, sư văi chạy đàn cầu an cầu mát thật trang trọng và trù phú, thật hồn nhiên và méc mạc. Có thể nói nghệ thuật múa rối nước ở một làng quê luôn luôn tồn tại sinh sôi và phát triển, nó sản sinh ra từ làng xă, cho nên nó bền vững, rất bền vững!. Mặc những biến cố thăng trầm của lịch sử, cứ đời qua đời, cứ phụ truyền tử kế, và nó cũng chính là sự sáng tạo rất nông dân. Mét củ tre, mấy dóng tre, một sợi dây qua bàn tay của người nghệ nhân là có thể thành ngay mét con rồng, rồi mượn mặt nước là có thể bơi lượn uyển chuyển, mềm mại phun nước, phun lửa. Hay một miếng gỗ, qua gọt đẽo thành những con cá, con rùa bơi lội dưới nước sinh động
    [​IMG]
    Một chú rồng đang tung tăng bơi lội, phun nước
    Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, nghệ thuật múa rối nước đă biến những sự vật hiện tượng vô thức thành siêu thức. Xin cảm phục, trân trọng và ghi nhớ công ơn của các vị tổ tiên, đă không ngừng phấn đấu, sáng tạo trong lao động, nghệ thuật để lại cho hậu thế một kho tàng văn hoá vô giá!
    [​IMG]
    Các khúc gỗ được đẽo gọt tỉ mỉ qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân

    [​IMG]
    Đă được thổi hồn vào thành người nông dân, con trâu, cái cày kể lại sinh động những câu chuyện của làng quê Việt Nam
    Phần II
    QUÁ TR̀NH H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
    PHƯỜNG RỐI NƯỚC NGUYÊN XÁ

    Châu thổ Bắc Bộ với mạng lưới đầm, sông, hồ, ao dày đặc là cội nguồn quê hương của nghệ thuật rối nước. Ai mà chả biết địa chỉ rối nước lừng danh Nguyên Xá Thái B́nh.
    Nhị hà quanh bắc sang đông
    Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này
    Múa rối nước được người Pháp đánh giá cao sự sáng tạo và trân trọng gọi nó là linh hồn của đồng ruộng Việt Nam. Rối nước đáng được xếp vào hàng những h́nh thức quan trọng nhất của sân khấu rối. Trong nghệ thuật ca ngợi vẻ đẹp của nước. Nhưng it ai nghĩ đến việc sử dụng mặt nước để làm nghệ thuật, có nước con rối mới hoạt động được, nước c̣n làm cho con rối vo cùng sinh động, làm chúng lúc nào cũng tươi tắn, như một nhận xét nước cũng là một nhân vật của múa rối, mặt nước như êm ả với đàn vịt trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ giáng trần múa hát, nhưng cũng sôi động trong những trận chiến của các chú lân. Mặt nước c̣n giúp cho những con rối thoắt Èn, thoắt hiện, không những hỗ trợ mà c̣n tạo ra cái hấp dẫn ly kỳ bất ngờ của con rối. Người nông dân ở làng quê quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng rất đam mê nghệ thuật. Buổi ban đầu người ta đă đẽo củ tre làm đầu rồng, láy song mây làm thân rồng, lấy tre gỗ gọt đẽo làm những con rùa con cá đem ra ao nhà ḿnh để rồi ḿnh diễn ḿnh xem. Cứ thế đời qua đời, phụ quyền tử kế cho đến ngày nay. Hoạt động của múa rối nước truyền thống ở các phường hội đă gắn liền với các tín ngưỡng lễ hội của làng, vừa là để mua vui, vừa là để lễ bái thần phật, như lễ tế trâu bánh của đ́nh Thượng, đ́nh Đoài, lễ cầu mát của chùa Quỳnh, chùa Trại vào tháng 3 và tháng 8 hàng năm. Ngoài ra, phường rối của làng c̣n diễn phục vụ theo sự mời gọi của các nhà chức trách khi khai hạ được thăng quan tiến chức. Ở địa phương những người tham gia phường rối đều là diễn viên nghiệp dư. Họ là nông dân, khi thời vụ th́ cầy cấy thu hoạch, lúc nông nhàn th́ làm đủ nghề để nuôi nhau. Họ tham gia các sinh hoạt hội hè, các tṛ vui diều sáo, pháo đất. Đặc biệt là họ đă tự nguyện tham gia nghệ thuật múa rối nước với sự nhiệt t́nh, say sưa truyền nghề, tổ chức luyện tập tiết mục, các tṛ rối, để chờ đón các dịp biểu diễn. Ngày xưa khi đi diễn, phường chỉ có dăm ba bồ quân, gồng gánh mang vác đi theo, c̣n buồng rối, nhà nanh, mái trương, dàn cờ đều đến đâu mới làm ở đấy, người xưa để lại câu :
    “ Phường rối tôi là phường rối nước, không bao giê được ở trên khô, múa xong lại bỏ vào bồ “
    Điều đó chứng tá :
    Khi xưa các quân tṛ, đạo cụ là rất nhỏ bé, Ưt ỏi, hạn hẹp nhưng những miếng tṛ th́ sắc sảo, tṛ diễn th́ ước lệ. Vả lại một làng với bốn thôn mà có đến bốn phường rối nh­ :
    Phường Tây trong của cụ Nhất Động
    Phường Tây ngoài của cụ Tổng Bủng
    Phường thôn Bắc của cụ Phó Mậu và anh em hai cụ Hội Phiến, cụ Tổng Quynh.
    Ở thôn hạ Đồng ( tức thôn Ba V́, trước thuộc xă Nguyên Xá ) c̣ng có một phường rối do cụ Nguyễn Đức Giới - Nguyễn Đức Tuân - Nguyễn Đức Khiển - cô Khiêm - cô Kính tạo dựng. Số nghệ nhân có tŕnh độ nghề nghiệp, có tư duy được dân làng cổ vũ và nuôi dưỡng, giữ ǵn, phát triển môn nghệ thuật này.
    C̣ng nh­ các phường rối khác, từ trước năm 1945 các phường múa rối đều ro các nghệ nhân tự do lập nên, đều là những người có uy tín, có điều kiện kinh tế, có tiếng nói trong xă hội đứng ra làm trùm trưởng. Tuy là môn nghệ thuật truyền thống của một thôn làng, nhưng nó đă gắn bó với người dân địa phương nh­ máu thịt.
    Thái B́nh ta đă bao năm giặc pha nhà cháy, lụt lội mất mùa, quân rối, đạo cụ đều mất hết. Nhưng các sự tích múa rối th́ không bao giê phai mờ. Chín năm kháng chiến gian khổ đă qua, hoà b́nh được lập lại, miền Bắc được giải phóng, người người ra sức tăng gia sản xuất, ổn định cuộc sống, người cày có ruộng. Mọi hoạt động văn hoá xă hội song song được tiến hành, nghệ thuật múa rối nước cũng nhanh chóng bơng lên nh­ cờ được gió. Các nghệ nhân lại cùng nhau tiền đóng gạo góp, mua sung đục quân, sắm sửa đạo cụ. Ao làng ta chú Tễu lại nở nụ cười vui.
    Ngày 26 tháng 03 năm 1956 là ngày vui mừng nhất của phường rối Nguyên Xá. Đó là ngày bộ trưởng văn hoá nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Hoàng Minh Giám mời phường rối Nguyên Xá Thái B́nh lên thủ đô Hà Nội biểu diễn và trao đổi nghệ thuật với đoàn múa rối Radot nước Tiệp Khắc cũ. Chuyến đi này có nhiều cụ cao niên nh­
    Cụ Nguyễn Bá Lục
    Cụ Hoàng Duy Phong
    Cụ Hoàng Duy Ngọc
    Cụ Đ́nh Tư ( cô Kí Phấn )
    Cụ Vũ Ngọc Long
    Cụ Vũ Ngọc Khúc
    .Và các diễn viên của phường rối Nguyên Xá.
    Sau chuyến công tác này, phường rối chúng ta đă phát huy nghệ thuật cổ truyền và tiếp thu tinh nghệ thuật thế giới, để xây dựng môn nghệ thuật có một không hai vững vàng đi lên.
    Chuyến đi biểu diễn và trao đổi nghệ thuật với đoàn Radot đă báo hiệu sự quan tâm của nhà nước đến với một phường rối của một thôn làng.
    Thực hiện kế hoạch giữ ǵn và phát huy hết thảy loại h́nh nghệ thuật dan gian truyền thống, các tích tṛ cổ như bật cờ, múa tễu, rước kiệu, sư văi chạy đàn, chọi trâu, đánh cá, sản xuất, cáo vịt, các tṛ mới cũng được dàn dựng như : chiến thắng sông Lô - du kích giữ làng cũng lần lượt được tŕnh diễn.
    Năm 1958, tại hội diễn văn công toàn miền Băc, phường rối Nguyên Xá đă đóng góp cho hội diễn các tṛ rối đắc sắc được khán giả khen ngợi.
    Năm 1960, dự liên hoan múa rối miền Bắc tại Hà Nội, từ thực tiễn của rối nước, sau một thời gian tạo dựng. Qua các cuộc liên hoan trao đổi nghệ thuật. Chúng ta đă tự khẳng định được ḿnh, bước đầu đă xoá đi được những khắt khe bí mật, và cũng bắt đầu có một định hướng mới trong quan điểm trao đổi nghệ thuật.
    Trong những năm đầu thập kỷ sáu mươi, xă ta đă đón đoàn múa rối trung ương về xă thâm nhập thực tế, kết nghĩa anh em, phường rối Nguyên Xá hướng dẫn đoàn rối trung ương nghệ thuật rối nước. Cán bộ, diễn viên đoàn rối trung ương ra đồng cùng với xă viên nông nghiệp sản xuất. Đoàn rối trung ương giúp ta dựng vở thi hoá rồng, một vở rối hoàn hảo, có kịch bản, có chủ đề, có âm nhạc chữ t́nh.
    Sau một thời gian làm quân, sơn phết, lắp máy, tập luyện. Mùa hè năm 1962, vở thi hoá rồng được tŕnh diễn ngay giữa sân đ́nh làng Nguyễn. Đây là chương tŕnh thử nghiệm đưa rối nước vào diễn trong một chiếc thùng gọi là “ bể nước trên cạn “.
    Một tháng sau ngày đế quốc Mĩ gây sự kiện vịnh Bắc Bộ, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, ngày 05-09-1964 tại Nguyên Xá, bộ văn hoá đă tổ chức hội nghị tổng kết công tác sưu tầm nghệ thuật múa rối dân gian truyền thống. Tập hợp sự tham gia đông đảo của những nhà hoạt động lư luận và nghệ thuật múa rối. Đây là một sinh hoạt học thuật thực tiễn, đánh dấu sự phát triển toàn diện nghệ thuật kỹ xảo của rối nước, giai đoạn này được coi nh­ cung sức của phường rối địa phương đă được chính quyền địa phương đầu tư công sức, tiền của.
    Phường rối Nguyên Xá thời kỳ đánh Mĩ, mười năm xây dựng, bước đầu được nhà nước quan tâm, chính quyền xă giúp đỡ, được nhân dân trong xă cổ vũ, các tṛ cổ được nâng cao. Sau khi tiếp nhận vở thi hoá rồng, đă đưa vào chương tŕnh hai của các buổi biểu diễn. Khi cả nước vào cuộc chiến, phường rối chúng ta cũng sẵn sàng nhập cuộc với cả nước chiến đấu. Nhiều diễn viên ṭng quân vào Nam đánh Mĩ. Ở hậu phương, nhiều cán bộ diễn viên tham gia trực chiến cũng nhân dân trong xă lập công oanh liệt.
    Trong chặng đường mười năm đánh Mĩ 1965 – 1975, phường rối vẫn vững vàng đi lên. Tiết mục đánh máy bay Mĩ, bắt sống giặc lái được dàn dựng và được diễn suốt 10 năm.
    Ngày 14 tháng 03 năm 1969 tại Chí Linh - Đông Triều, Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp cùng phu nhân và các tướng lĩnh sĩ quan quân khu III đă xem phường rối Nguyên Xá tŕnh diễn. Sau buổi biểu diễn, Đại Tướng Vơ Nguyên Giáp đă xuống tận buồng rối bắt tay từng diễn viên : Đại Tướng hỏi “ sao bật cờ khéo thế ”. Một rừng cờ từ dưới nước tung lên bay phần phật, cụ Hoàng Duy Phong đứng lên thưa Đại Tướng “ đó là hoá trang”. Đại Tướng gật đầu hiểu ư, Đại Tướng hỏi tiếp “ thế ai làm ông cụ, ai làm con vịt “ . Cô Phong thưa “ kêu làm con vịt là bác Mộng Ḅng, c̣n anh Hậu trong vai ông cụ “. Đại Tướng cùng anh em diễn viên vui cười trong căn nhà rối chứa chan t́nh cảm và xúc động.
    Ngày 26 tháng 08 năm 1970, tại ao chùa Êm, phường rối đă biểu diễn phụ vụ hội nghị anh hùng chiến sĩ thi đua quân khu III. Mặc cho bom đạn của giặc Mỹ đe doạ, nhưng đêm diễn vẫn đầy đủ âm thanh ánh sáng. Các tṛ rối cổ nh­ cáo bắt vịt, múa tiên, múa rồng và tṛ bắn máy bay Mỹ bắt sống phi công cũng được tŕnh diễn. Có lẽ đêm này là buổi xem lí thó nhất của các anh hùng chiến sĩ toàn quân khu.
    Để động viên các chiến sĩ sắp lên đường vào Nam đánh Mỹ, ngày 12 tháng 02 năm 1973, phường rối Nguyên Xá đă ra xă Quỳnh Trang nơi đóng quân của đơn vị để biểu diễn. Buổi biểu diễn này đă được các chiến sĩ nhiệt liệt hưởng ứng.
    Mùa hè năm 1973, khoá học diễn viên múa rối của đoàn múa trung ương đă về Nguyên Xá để thực tập. Phường rối của chúng ta đă dựng nhà rối tại ao cụ Đ́nh Tài để huấn luyện và truyền nghề cho các thực tập sinh rối nước của trung ương. Các cụ nghệ nhân cao tuổi như cụ Hoàng Duy Ngọc, cụ Nguyễn Bá Lục, cụ Hoàng Duy Phong và các anh em trong phường rối đă tận tâm truyền nghề cho các cháu.
    Trong không khí thanh b́nh, nhân dân thị xă Thái B́nh đón mời phường rối Nguyên Xá về hồ Ḱ Bá biểu diễn góp vui. Ngày quốc tế lao động 1-5 cờ đỏ sao vàng của phường rối Nguyễn lại tung bay trên mặt hồ thị xă. Chú Tễu lại nở nụ cười duyên mừng vui cùng nhân dân Thái B́nh yêu quư, lần này chỉ diễn được một buổi rồi phải hoăn v́ khán giả quá đông.
    Vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất, vừa hoạt động giữ ǵn nghệ thuật.
    Để đánh giá đúng mức sự trưởng thành của các phường rối. Từ ngày 27-28-29 tháng 06 năm 1974, bộ văn hoá tổ chức hội nghị khoa học chuyên đề về múa rối nước tại Hà Nội. Phường rối nước Nguyên Xá được mời biểu diễn minh họa.
    Sau buổi diễn, phường rối xă nhà được đón bác Trường Chinh – Chủ tịch quộc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tại hội trường đoàn múa rối trung ương. Trong không khí đầm Êm, giữa lănh tụ với diễn viên, bác Trường Chinh hỏi thân mật “ khi diễn xuất các cụ phải lội đến đâu”, cụ Nguyễn Bá Lục đứng lên vạch vạch ngang bông không nói nên lời v́ cụ Lục nhà ta quá xúc động.
    Phường rối sau ngày thống nhất đất nước. Ngày 30 tháng 04 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam kết thúc thắng lợi, mở ra trang sử mới của đất nước, đồng thời tạo ra sức mạnh mới cho các môn nghệ thuật, trong đó có môn múa rối nước truyền thống. Được giao lưu rộng răi hơn, xa xôi hơn với sức vươn lên của chính ḿnh.
    Nhân ngày kỷ niệm cách mạng tháng 8, quốc khánh mùng 2 tháng 9, sở văn hoá Nghĩa Lé đă đón phường rối nước Nguyên Xá lên biểu diễn chuyến đi xa dài ngày từ 19 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9. Qua nhiều đêm diễn dưới ánh điện của núi rừng Tây Bắc, các tṛ rối cổ được diễn ra đă để lại những Ên tượng tốt đẹp đến với đồng bào các dân téc và các chiến sĩ quân đội ở miền xuôi lên làm kinh tế.
    Những buổi tŕnh diễn phục vụ khách quốc tế như Trung Quốc, Nhật , Pháp lại được tiếp tục. Ngày mùng 2 tết năm 1980 rối Nguyễn diễn phục vụ chuyên gia Liên Xô cũ tại hồ Xưởng Chiếu. Tiếp đến là diễn phục vụ các nhà nghiên cứu khoa học do bác Nguyễn Huy Hồng đi cùng.
    Chuyến thăm Pháp của bộ trưởng văn hoá Nguyễn Văn Hiếu năm 1982 và lần triển lăm quân rối nước với mô h́nh sân khấu tại Praha- Tiệp Khắc cũ. Cuối năm 1983 nhà văn hoá thế giới Maison Des Cultures Du Monde đă mời đoàn múa rối nước Việt Nam sang thăm và biểu diễn tại Paris - Pháp, và một số thành phố phía nam nước Pháp, rồi sang các thành phố phía bắc Italia.
    Một kỷ nguyên mới đă mở ra
    Vinh quang đă đến với rối nước Nguyên Xá Thái B́nh chúng ta, và được giới thiệu với bạn bè thế giới một môn nghệ thuật độc đáo mà chỉ có ở Việt Nam. Đó là sự mong đợi của bao thế hệ làm rối nước. Cuối tháng 10 năm 1983, rối nước Nguyên Xá cử hai thành viên là Nguyễn Hữu Ngữ và Hoàng Duy Luyến lên nhà hát múa rối trung ương lo liệu cho chuyến đi. Tiến hành sửa soạn quân tṛ, lắp ráp máy móc đón đoàn ta lên luyện tập tại nhà hát múa rối trung ương, hai ông Ngữ và Luyến đă vận dụng sáng tạo cải tiến máy móc chuyển thể các tṛ tiên, tṛ sư tử tù cũi sang bàn để diễn được trên bể nước. Hai ông đă hoàn thành suất sắc nhiệm vụ sau 70 ngày tập luyện, làm quen với sân khấu nước chuẩn bị thủ tục xuất cảnh.
    Ngày 12 tháng 02 năm 1984, đoàn vào thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn. Tại đây các diễn viên phải làm quen với đường phố, quen với ăn ở đi lại. Đúng 15 giê ngày mùng 01 tháng 03 năm 1984, một đoàn rối nước Việt Nam sang Tây Âu biểu diễn. Gần hai chục giê bay, sáng sớm ngày mùng 03 tháng 03 tới sân bay Dogon, tại đây đại diện nhà văn hoá thế giới, tuỳ viên văn hoá Pháp, và cán bộ sứ quán Việt Nam tại Pháp đă đón đoàn về nhà khách sứ quán Việt Nam tại Paris.
    Ngay đêm mùng 03, sứ quán Việt Nam cho đoàn rối đi thăm cảnh đẹp của Paris suốt một đêm, gọi là đêm Paris. Ngày 04 một người Việt kiều là ông Phạm Doanh, kỹ sư kiến trúc đưa đoàn ta đi thăm tháp Effen, đi trên sông Sen thăm Khải Hoàn Môn, thăm bảo tàng Pháp và đi các siêu thị.
    Buổi diễn quốc tế đầu tiên, tại thành phố Popiny cách thủ đô Paris chơng 30km đă thành công rực rỡ, một nửa khán giả hâm mộ không c̣n chỗ phải đợi xem buổi sau.
    Ông bà thị trưởng thành phố này, đă mời đoàn vào toà thị chính dự tiệc và bày tỏ t́nh cảm với dân téc Việt Nam.
    Đoàn về lâu đài Seed’iveque ở trung tâm Paris diễn 3 ngày 6 buổi. Các buổi diễn đều cuốn hót người xem, làm nức ḷng hàng ngh́n khán giả Pháp và người Việt Nam tại Paris. Buổi đầu có ngài Bộ Trưởng văn hóa Pháp và phu nhân tới xem. Giáo sư viện sĩ Trần Văn Khê đă miêu tả những đặc thù của nghệ thuật rối nước cho ngài Bộ Trưởng và đông đảo khán giả Pháp, cộng đồng người Việt tại Paris để biết. Những ngày sống trên đất Pháp, chúng ta đă gặp gỡ giao lưu với rất nhiều Việt kiều, họ sung sướng mừng tủi, nhiều người đă khóc khi xem rối diễn cảnh đồng quê Việt Nam, cảnh trâu cày người cấy, cảnh trên lưng trâu chú mục đồng tiếng sáo véo von, được thông qua các tṛ rối diễn trong bể nước ở sứ người xa lạ. Mấy chục ngày diễn ở Paris, qua biết bao khó khăn, dự biết bao bữa tiệc thân t́nh, nghe bao điều chúc tụng ngợi khen của khán giả hâm mộ và báo chí đă đăng tải trên các tờ báo hàng ngày lưu hành trên đất Pháp. Rời Paris xuống các thành phố phía nam nước Pháp, rối của ta đă tŕnh diễn ở các thành phố Larusen – Robin – Bocdo – Lion – Tulu – Macxay. Từ giă xứ sở Pháp sang bắc Italia rối nước Nguyên Xá diễn mở màn tại thành phố Parma, gặp gỡ giao lưu với rất nhiều kiều bào Việt Nam trên đất Ư. Tới thành phố Milan có nhiều buổi diễn ngoài trời và diễn trong rạp siếc, dân xứ sở nơi đây không êm ả như ở Pháp, mà họ rất sôi động. Các buổi diễn xong họ không ra về mà ùa lại phía sau sân khấu ôm chúng tôi la hét quăng quật rồi chụp ảnh chung xin chữ kư, nhiều vơ sư Việt Nam được hội Việt Kiều giao cho bảo vệ chúng tôi đă dành hàng ngày để đưa đoàn rối đi thăm quan, mua sắm, đi ăn cơm Tây Ban Nha trên đất Ư.
    Rời Paris, rời nước Pháp, rời thành phè Milan, Roma chúng tôi không sao quên được những điều kỳ thó mà người dân xứ sở Tây Âu đă dành cho ḿnh. Những ngày đi thăm đảo Larutxen nằm trên biển Đại Tây Dương, nghe những lời thán phục của những người Tây, người Ư, t́nh cảm sâu nặng của Việt kiều ta. Rối nước Nguyên Xá đă làm hài ḷng những người dân Tây Âu xa xôi. Từ những tṛ rối nước tinh tế, hấp dẫn đă đưa người xem gần gũi hơn, hiểu biết hơn nền văn hoá Việt Nam
    Ngày xưa Tễu tắm ao ta
    Ngày nay Tễu đă phô ra hồ người
    Sướng đời chưa chú Tễu ơi
    Thế gian mê mải nụ cười Tễu duyên
    Trong hai năm 1984 – 1985 tuy nội bộ phường rối gợi lên những bất đồng nho nhỏ nhưng cũng có nhiều buổi diễn cho khách nước ngoài như diễn cho đoàn Nhật Bản quay phim do ông Puchin làm đạo diễn, buổi diễn cho cán bộ công nhân dầu khí Liên Xô cũ tháng 08 năm 1985, diễn hội nghị quân sự địa phương quân khu III tại Kiến An. Tháng 10 diễn cho lễ hội chùa Chông.
    Đầu tháng 03 năm 1986, sau khi bầu lại cán bộ phường rối do ông Phan Duy Toàn làm phường trưởng. Hợp tác xă chiếu xe đă cho phường rối 25.000đ . Chóng ta đă tu sửa quân tṛ, làm lại Thuỷ Đ́nh và tiến hành chuyến công du đi diễn dài ngày tại đền Hùng, rồi thẳng về hội Tân La.
    13 ngày lưu diễn bán vé thu tiền, có ngày đă diễn đến 5 buổi, xem ra đợt thử nghiệm ngày cũng đă thành công, đủ trang trải nuôi nhau, có ngày công, lại có dành cho quỹ.
    Năm 1987, sau khi diễn cho Thái Phóc mở hội. Ngày mùng 01 tháng 05 chóng ta đă diễn minh họa cho hội nghị chuyên đề nghiên cứu khoa học về rối nước do cục nghệ thuật Bộ văn hoá tổ chức tại Nguyên Xá.
    Diễn xong, bốc dỡ vào nhờ kho xưởng chiếu. Đây cũng là buổi diễn cuối của thập kỷ 80. Do kho chiếu dột nát, Èm ướt, nên mối đắp lên tàn phá nặng nề, được chuyển về kho nông nghiệp, cơn băo số 5 kéo đổ nhà làm mất đi khá nhiều quân rối và đạo cụ, lại chạy về nhà truyền thanh. Trung thu năm Êy, các cháu đập vỡ cửa lấy đi cả sư văi và quân rước kiệu.
    Thời bao cấp đă qua, khoán mười đă đến, nguồn cung cấp phục vụ cho nghệ thuật cổ truyền ở xă không c̣n nữa. Rối nước ta dừng lại trước cảnh nguy nan, tưởng chơng không có cơ vực lại.
    Suốt hơn ba chục tháng trời, chỉ có họp đầu xuân và thăm viếng cha mẹ diễn viên khi quá cố. Phường rối chúng ta đă bao năm rạng rỡ, mà lúc này lâm vào cảnh nguy nan tồi tệ, thậm chí có thể phá sản. Đau th́ đă đau, nhưng những người c̣n có tâm với phong trào th́ sao chịu cho nổi.
    Ngày 14 tháng 10 năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập tỉnh Thái B́nh, được pḥng văn hóa huyện giúp đỡ, phường rối Nguyên Xá tham gia chưng bày sân khấu rối nước tại nhà triển lăm Thái B́nh.
    Sáu diễn viên tham gia triển lăm gồm:

    Nguyễn Hữu Ngữ Nguyễn Chất Luân
    Hoàng Duy Luyến Nguyễn Bá Thắng
    Nguyễn Trọng Đường Ṿ Ngọc Khanh

    Ngày 06 tháng 12 năm 1990, căn cứ vào đề nghị của trưởng pḥng văn hoá thông tin huyện Đông Hưng – Hoàng Duy Liêm. Sở văn hoá thông tin Thái B́nh quyết định cắt bớt kinh phí của đoàn chèo cho rối Nguyên Xá. Hai triệu đồng để xây dựng lại, mặc dầu cuối năm bận rộn, ngày 08 tháng 12 năm1990 Đảng uỷ uỷ ban nhân dân xă, mà đích thân là chủ tịch, bí thư, trưởng pḥng văn hoá huyện họp tại nhà cụ Hoàng Duy Thuyên. Quyết định xây dựng lại phường rối của xă. Vậy là những khó khăn đă phải nhường bước cho sự vươn lên. Chúng ta đă phải tân trang lại chính ḿnh để nghệ thuật truyền thống không phải riêng của những người trong phường rối, mà phải là của toàn dân Nguyên Xá đă bao đời giữ ǵn. Một phường rối mới gồm 23 người, nhưng bác Tiến, bác Cương, bác Tư không tham gia, nên c̣n lại có 20 người.
    Mét ban chấp hành do anh em bỏ phiếu bầu ra gồm 5 người :

    Nguyễn Hữu Ngữ : Phường Trưởng
    Hoàng Duy Luyến : Phường Phó Tài Chính
    Nguyễn Trọng Đường : Phường Phó
    Nguyễn Bá Thắng : Đạo Diễn : §¹o DiÔn
    Nguyễn Chất Luân : Sân Khấu
    Ngày 15 tháng 12 năm 1990 sau một tuần được tổ chức lại. Ban chấp hành mới khẳng định : muốn đáp ứng được yêu cầu của người xem trong thời mở cửa, rối nước phải t́m đến người xem, muốn đạt được điều này th́ quân rối phải đẹp, có tính dân gian, trang trí ánh sáng phải hài hoà rực rỡ, mà tṛ diễn phải diễn thật hay.
    Tiếp nhận tiên của sở văn hoá công trợ, phường rối tiến hành mua sung đục quân làm lại Thuỷ Đ́nh, làm lại mái trương bao lan bằng chất liệu tốt, sơn vẽ lại. Những chiếc máy cứng đóng đanh tre nay đă được khoan, cài kim băng, nhẹ nhàng thuận lợi hơn khi điều khiển. Hệ thống ánh sáng âm thanh, máy phát điện cũng được mua sắm. Các hoạ sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn chuyên nghiệp cũng được mời về giúp đỡ, một chương tŕnh hoàn hảo cho buổi diễn được thực hiện.
    Ngày 28 tháng 03 năm 1991 kư hợp đồng làm phim cho Nhật, hăng phim Tokyo do SATO đạo diễn. Hơn một tuần giao lưu tập luyện, một buổi diễn cho Nhật coi phim và ra mắt nhân dân đă thành công mỹ măn. Được nhân dân trong xă và đoàn làm phim động viên khích lệ, toàn thể cán bộ diễn viên phường rối vui mừng tự tin như đă thoát ra được sự dồn Đp của những năm cuối thập kỷ 80.
    Năm 1991 – 1992, Phường rối có một bước tiến về nghệ thuật và biểu diễn, đă đạt huy chương vàng liên hoan múa rối nước Thái B́nh lần thứ nhất 1992.
    Phải coi đây là cái mốc quan trọng của sự trưởng thành. Nh­ chóng ta đă xác định, đă đến lúc phải thật gọn nhẹ, phải tinh cán tinh binh. Cái mức 20 người là rất phù hợp. Khi làm cán bộ cùng làm, khi diễn cán bộ diễn viên cùng diễn. Nghiêm túc trong phong cách biểu diễn, bỏ qua những sai sót nhỏ sảy ra, giúp đỡ nhau khi diễn xuất cho anh em tù tin, tự giác trong mọi công việc. Nhờ vậy, hàng trăm buổi diễn đều xuôi chèo mát mái.
    Qua 3 năm hoạt động nhiều buổi diễn phục vụ lănh đạo nhà nước, quốc hội, đoàn kháchCanada, phường rối nước Nguyên Xá đă h́nh thành tính chất tự cung tự cấp, tự trang trải hiện tại cũng như lâu dài. Đảng bộ xă, uỷ ban xă chỉ c̣n nhiệm vụ chỉ đạo đường lối chính sách, giữ ǵn bản sắc văn hoá dân téc, nghệ thuật truyền thống quê hương. Chăm lo cho phường rối, chăm lo cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật. Đảng bộ chính quyền đă có sự quan tâm tạo mọi điều kiện cho rối hoạt động. Đă chứng minh sù tin cậy để giao phó cho thế hệ chúng ta ǵn giữ vốn cổ của cha anh để lại. Phát huy thế mạnh của các năm qua, chóng ta đă có những đợt diễn dài ngày ở thị xă, gây được tiếng vang trong và ngoài tỉnh.
    Tháng 03 năm 1994, phường rối đă diễn liên tục 12 ngày ở Đông Minh, Tiền Hải, Thụy Văn, Thái Thụy. Trong 13 buổi diễn, buổi nào cũng rát đông khách xem, để lại cho người hâm mộ những Ên tượng tốt.
    Theo nguyện vọng của diễn viên ngày 28 tháng 05 năm 1993, phường rối đă tổ chức chuyến đi thăm quê hương Bác, rồi về tắm biển Sầm Sơn, 5 ngày du lịch anh em rất phấn khởi.
    Kế đó đầu mùa hè năm 1994 phường rối lại tổ chức cho anh em đi thăm quan du lịch Huế, nơi tụ hội các công tŕnh văn hoá cổ kính của các đời vua nhà Nguyễn đă được Unesco công nhận di tích lịch sử thế giới, thăm động Hoa Lư, quê hương Đinh Bộ Lĩnh từ 24 tháng 05 đến 03 tháng 06.
    Qua hai đợt thăm quan du lịch đă giúp cho anh em diễn viên hiểu biết thêm về đất nước con người Việt Nam. Sau chuyến thăm quan về, phường rối lại đi diễn tại Cỗu lề cho hội nghị văn hoá dân gian các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
    Rối nước Nguyên Xá đi Tây Âu về đă diễn báo cáo hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng – Quốc hội tại Hồ Giám từ 03 đến 10 tháng 07 năm 1984.
    10 năm sau, từ ngày 25 tháng 08 đến ngày 04 tháng 09 năm 1994 rối nước Nguyên Xá lại lên Hà Nội dự liên hoan múa rối nước toàn quốc. Đây là cuộc đua tài với bạn đồng nghiệp, có hai đối thủ chuyên nghiệp là nhà hát múa rối Trung Ương và đoàn rối Hà Nội.
    Phường rối Nguyên Xá phải đạt thành tích cao trong liên hoan để xứng đáng là bậc thầy của rối nước. Anh em đă tự tin, chuẩn bị tập luyện tốt, được cấp trên đầu tư, được nhân dân trong xă cổ vũ. Ngay trong buổi biểu diễn báo cáo có đông đủ các nhà đạo diễn, nhà nghiên cứu, quay phim đại diện uỷ ban tỉnh, huyện cùng đông đảo khán giả tới xem đă đánh giá : “ có một không hai “.
    Hơn 10 ngày tham dự liên hoan, trên đất thủ đô, anh em diễn viên được học tập nhiều cái hay của đồng nghiệp, xem các bảo tàng, phong cảnh thủ đô. Phường rối của chúng ta được ban giám khảo chọn biểu diễn vào buổi tổng kết.
    Hôm đó, ban giám khảo đă tập trung nhiều nhà làm phim nghệ thuật lỗi lạc nh­ Tiến sĩ Đ́nh Quang, nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành, nhà nghiên cứu nghệ thuật Nguyễn Huy Hồng, các đạo diễn nh­ Trần Lực, Hoàng Huệ, Tuấn Khanh.
    Tất cả dành cho phường rối Nguyễn nh­ mét khám phá các môn nghệ thuật tṛ dây – một đặc chủng của phường rối Nguyên Xá Thái B́nh.
    Thực tế đă diễn ra : Về tŕnh độ diễn xuất, tŕnh độ điều khiển quân tṛ, đă hơn hẳn các phường trong cả nước. Sự vươn lên của chúng ta đă tạo nên một không khí sôi động, biến đêm tổng kết thành đêm hội của Thủ Đô, để lại bao Ên tượng tốt đẹp cho đồng nghiệp, người hâm mộ và cho ban giám khảo
    Kết quả : Bèn huy chương vàng
    Hai huy chương bạc
    Hai bằng khen của Bộ văn hoá và của ban tổ chức đă trao cho phường rối Nguyên Xá.
    Các tṛ rước kiệu, sư chạy đàn, chọi trâu được các báo chí khen ngợi là độc nhất vô nhị, ngôi sao của rối nước.
    Ngoài các huy chương vàng - bạc ta c̣n được các phần thưởng của quỹ văn hoá Thụy Điển – Việt Nam, Hiệp hội Unima, Nhà hát múa rối quốc gia, nhà hát múa rối Thăng Long.
    Cô Phan Văn Uyển được phần thưởng riêng của Hiệp hội múa rối quốc tế.
    Liên hoan múa rối toàn quốc 1994, phường rối Nguyên Xá đă có những cống hiến to lớn, thể hiện tấm gương lao động nghệ thuật và tài năng của các nghệ sĩ – nông dân.
    Phát huy những thành quả đă đạt được, đặc biệt là thắng lợi tại liên hoan múa rối toàn quốc. Năm 1995 rối nước Nguyên Xá đă có nhiều buổi diễn ở quê nhà để đón các đoàn đại biểu, quan khách trong và ngoài nước tới tham quan t́m hiểu, đặc biệt có Bác Đào Duy Tùng - Uỷ viên Bộ chính trị, đoàn đại biểu quốc hội
    Từ ngày 02 đến 07 tháng 07 năm 1995, rối của ta lại hợp đồng làm phim với Nhật. Lần này với nhiều danh mục đa dạng nh­ đón diễn viên Toshi về nhà cùng làm, cùng ăn, cùng ở với gia đ́nh ông Hoàng Duy Luyến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...