Luận Văn Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp trong quá trình điều trị

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cường giáp là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim và suy tim thường gặp trên lâm sàng. Đây là hậu quả của sự tác động tại tim của hormone giáp một cách quá mức và kéo dài, đặc biệt ở những bệnh nhân không được điều trị một cách triệt để hoặc không liên tục.
    Trên lâm sàng thường gặp một số bệnh nhân phát hiện cường giáp khi đã có biến chứng tim nặng, đó là những bệnh nhân cao tuổi hoặc có bệnh lí tim mạch từ trước hoặc rối loạn nhịp tim được sử dụng một số thuốc chống loạn nhịp chứa nhiều iod ( cordarone ) .iến chứng tim trong cường giáp trên lâm sàng thường đa dạng có thể gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp , tăng cung lượng tim, giảm đề kháng thành mạch máu, thời gian tuần hoàn rút ngắn , suy tim trong bối cảnh bệnh cơ tim cường giáp với hai giai đoạn (1) bệnh cơ tim cường giáp hồi phục và (2) bệnh cơ tim cường giáp không hồi phục . Thực tế lâm sàng các thể bệnh cơ tim cường giáp đôi khi không thể phân biệt được nếu không nhờ một số phương tiện thăm dò tim mạch không xâm nhập như siêu âm doppler để khảo sát tình trạng cơ tim mà đã được ghi nhận ở một số công trình của Mintz G ( 1991 ) , Kral J ( 1992 ), Umpieerrez GE ( 1995 ), Le goldman ( 1999) .Vì thế biến chứng tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp luôn là vấn đề được các thầy thuốc quan tâm .
    Tại Việt Nam trước những năm 1990, nhiều công trình khảo sát biến chứng tim ở bệnh nhân cường giáp của Mai Thế Trạch, Lê Huy Liệu,Trần đức Thọ, Trần đình Ngạn, Nguyễn Thy Khuê, Nguyễn Hải Thủy. Đặc biệt trong những năm trở lại đây một số tác giả như Hoàng Trung Vinh và cộng sự ( Viện Quân Y 103 ) khảo sát tim qua tâm thanh cơ động đồ, Nguyễn Anh Vũ và cộng sự ( Bệnh Viện trung ương Huế ) đã sử dụng siêu âm doppler để khảo sát tim ở bệnh nhân cường giáp, qua đó cho thấy biến chứng tim ở bệnh nhân cường giáp là một loại biến chứng khá phức tạp, dể nhầm lẩn trong cách sử trí vì thế cần phải đánh giá một cách đúng mức hơn về phương diện chẩn đoán cũng như điều trị cho bệnh nhân.
    Vấn đề điều trị và theo dõi các biểu hiện tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân cường giáp chủ yếu dựa vào nồng độ hormone, điện tim, và nhất là kinh nghiệm lâm sàng của thầy thuốc. Tuy nhiên trong thực tế tình trạng bệnh nhân nhập viện kèm rối loạn nhịp tim đa dạng , cần phải phối hợp nhiều thuốc nội tiết lẩn tim mạch trong mục đích đưa nhịp tim trở lại bình thường và đảm bảo huyết động
    Lúc nào sử dụng, lúc nào ngưng, lúc nào phối hợp thuốc tim mạch, cơ sở nào để sử dụng thuốc, để ngưng thuốc. Đó luôn là những câu hỏi đặt ra cho các thầy thuốc lâm sàng nhất là khi có rối loạn nhịp tim .
    Đặc biệt vẫn chưa có nhiều nghiên cứu nào thật cụ thể trên lâm sàng để có thể ngưng điều trị hổ trợ các thuốc tim mạch cho người bệnh cường giáp.
    Mục tiêu nghiên cứu : chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu như sau:
    1. Đánh giá các biểu hiện liên quan đến rối loạn nhịp tim trên lâm sàng và cận lâm sàng xãy ra trên bệnh nhân cường giáp.
    2. Tìm hiểu mối liên quan giữa các rối loạn nhịp tim ( hồi phục và không hồi phục ) với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng trên những đối tượng bị rối loạn nhịp.trong quá trình điều trị.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO1. A D Toft, N A Boon. Thyroid disease and the heart. Heart 2000;84:455–460
    2. Bernadette Biondi, Emiliano antonio palmieri, Serafino Fazio, Carmela Cosco, Maria nocera, Luigi sacca , Endogenous Subclinical Hyperthyroidism Affects Quality of Life and Cardiac Morphology and Function in Young and Middle-Aged Patients, J Clin Endocrinol Metab 2000;85: 4701-4705.
    3. Cavros-NG. Case report : reversible mitral regurgitation and congestive heart failure complicating thyrotoxicosis. Am-J-Med-Sci.1996 Mar; 311(3):142-4.
    4. Dazai-Y. Direct effect of thyroid hormone on left ventricular myocardial relaxation. Jpn-circ-J.1992 Apr; 56 (4) : 334-42
    5. Franklin H, Irwin Klein, Kaie Ojamaa, Thyroid hormon and the cardiovascular system, N Engl J Med, 2001;344(7): 501-509.
    6. George J. Kahaly, Stefan Wagner ,Jana Nieswandt, Susanne Mohr-Kahaly (1999),”Stress Echocardiography in Hyperthyroidism”, J Clin Endocrinol Metab;84: 2308-2313.
    7. Iwasaki T, Naka M, Hiramatsu K, Yamada T, Niwa A, Aizawa T, Murakami M, Ishihara M, Miyahara Y Echocardiographic studies on the relationship between atrial fibrillation and atrial enlargement in patients with hyperthyroidism of Graves' disease,Cardiology,1989,76(1): 10-7.
    8. Le Goldman, Dj Sahlas, M Sami. A case of thyrotoxicosis and reversible systolic cardiac dysfunction. Can J Cardiol 1999; 15(7):811 - 814.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...