Chuyên Đề rình bày vị trí vai trò của giáo dục trong cuộc CM XHCN ở nước ta? Nêu những tư tưởng chỉ đạo của củ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1. Đồng chí hãy làm rõ quan điểm của Đảng ta “văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển KT-XH”.

    Câu 2. Nói về con người CácMác chỉ rõ: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội? Đồng chí hãy phân tích luận đề trên. Từ đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

    Câu 3: Trình bày vị trí vai trò của giáo dục trong cuộc CM XHCN ở nước ta? Nêu những tư tưởng chỉ đạo của của Đảng, Nhà nước ta về GD-ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

    Câu 4: Trình bày nội dung, quan điểm, hoạch định các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:

    BAI SOAN:
    Câu 1. Đồng chí hãy làm rõ quan điểm của Đảng ta “văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển KT-XH”.

    . Văn hoá là nền tảng tinh thần

    1.1. Khái niệm văn hoá là nền tảng tinh thần có từ NQTW 4 Ngày 14/1/1993 (khoá VII) Đây là lần đầu tiên, Đảng ta ra một NQ riêng về văn hoá. Tên NQ: “Về một số nhiệm vụ văn hoá văn nghệ những năm trước mắt”, đến văn kiện ĐH VIII và NQ TW5 (khoá VIII) nhắc lại. Theo đó, văn hoá thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng tinh thần. Đây là một quan điểm quan trọng của Đảng ta về văn hoá, nằm trong quan điểm về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy. Quan điểm này chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc. Văn hoá có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hoá. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hoá. Văn hoá có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người - nguồn nhân lực quyết định sự phát triển xã hội.

    Trong xã hội có 2 nền tảng: nền tảng vật chất (kinh tế) và nền tảng tinh thần (văn hoá). Hai nền tảng này bổ sung cho nhau, cùng phát triển.

    Trong mỗi cá nhân con người, có đời sống vật chất chưa đủ (mới chỉ đáp ứng được phần “con” (ăn, mặc, ở đi lại và những nhu cầu sinh học) mà phải có đời sống tinh thần. Không có nền tảng vật chất, con người không thể tồn tại như một sinh thể, nhưng không có nền tảng tinh thần thì con người cũng không thể tồn tại như một nhân cách văn hoá. Có thể ví như: vật chất quyết định sự tồn tại của phần “con”, tinh thần quyết định sự tồn tại của phần “người”.

    Trong một xã hội cũng vậy, có nền tảng vật chất chưa đủ, phải có nền tảng tinh thần mới có thể trở thành cộng đồng được. Nền tảng tinh thần có sức mạnh ghê gớm (sức mạnh của niềm tin tôn giáo - thánh chiến, tử vì đạo của cả một cộng đồng). Đó cũng chính là hệ giá trị, là hòn đá tảng của văn hoá.

    NQTW5 đã nêu lên khái niệm văn hoá trong một nội hàm rộng, bao quát đời sống tinh thần nói chung, tập trung vào những lĩnh vực lớn: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, giáo dục và khoa học, văn hoá nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hoá với thế giới, các thể chế và thiết chế văn hoá

    Con người vừa là chủ thể của sự sáng tạo văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa. Trong quá trình vận động và phát triển, các quốc gia đều xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc mình, bảo lưu và truyền đạt cho các thế hệ tiếp nối, tạo thành một dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa dân tộc. Các giá trị văn hóa này được kết tinh ở truyền thống văn hóa dân tộc và được biểu hiện sinh động ở các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể cùng phương thức ứng xử của con người trong hoạt động thực tiễn.

    Toàn bộ những giá trị đó tạo thành nền tảng tinh thần của dân tộc, là cơ sở liên kết và đúc kết các thế hệ, tạo nên sức sống của một dân tộc, tạo nên bản sắc và bản lĩnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh và xây dựng bảo vệ đất nước.

    Nền tảng tinh thần văn hoá Việt Nam là toàn bộ các giá trị do dân tộc Việt Nam sáng tạo ra đúc kết thành bản sắc văn hoá Việt Nam truyền từ đời này sang đời khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...