Luận Văn Rèn luyện và phát triển tư duy lôgíc cho học sinh Tiểu học qua các bài toán chuyển động đều

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu .2
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    5. Phương pháp nghiên cứu 2
    6. Cấu trúc khoá luận .2
    Nội dung
    Chương 1: Cơ sở lí luận 3
    1. Hai dạng suy luận trong Toán Tiểu học .3
    1.1. Khái niệm về phép suy luận 3
    1.2. Hai loại suy luận .3
    1.2.1. Suy luận diễn dịch 3
    1.2.2. Suy luận quy nạp 4
    2. Đặc điểm của dạng toán chuyển động trong Toán Tiểu học 6
    2.1. Toán chuyển động trong SGK .6
    2.2. Thuận lợi .6
    2.3. Khó khăn .7
    3. Quy trình giải một bài toán 8
    3.1. Tìm hiểu nội dung bài toán .8
    3.2. Tìm tòi và lập kế hoạch giải toán 8
    3.3. Thực hiện giải bài toán 9
    3.4. Kiểm tra và giải bài toán .9
    Chương 2: Vận dụng các phép suy luận vào giải toán chuyển động đều ở Tiểu học .11
    1. Dạng 1: Các bài toán có một vật tham gia chuyển động 11
    2. Dạng 2: Các bài toán có hai vật tham gia chuyển động .22
    2.1. Hai vật chuyển động cùng chiều .22
    2.2. Hai vật chuyển động ngược chiều .26
    3. Dạng 3: Các bài toán có nhiều vật tham gia chuyển động .30
    4. Một số loại toán tương tự toán chuyển động 34
    4.1. Loại toán: “Vòi nước chảy vào bể” .34
    4.2. Loại toán: “Công việc chung” .38
    Kết luận .42
    Tài liệu tham khảo .43

    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Bậc Tiểu học là một bậc học nền tảng, là cơ sở cho sự phát triển trí tuệ cũng như nhận thức của học sinh. Chúng ta muốn phát triển tư duy và nhận thức của các em sau này thì chúng ta phải quan tâm tới điều đó ngay từ bậc Tiểu học.
    Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học là tính cụ thể chiếm ưu thế. Khả năng phân tích của học sinh Tiểu học còn kém. Và trí nhớ trực quan hình tượng, trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lôgíc. Với các đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học đã nêu trên ta cần phải làm thế nào để giúp học sinh hiểu được bản chất của bài toán, biết giải bài toán một cách khoa học, lôgíc đồng thời phát triển khả năng tư duy của học sinh Tiểu học.
    Trong khi đó các dạng toán ở Tiểu học nói chung và các bài toán chuyển động đều ở Tiểu học nói riêng (đặc biệt là các bài toán nâng cao) rất đa dạng và phong phú. Trong nó chứa đựng nhiều dạng toán điển hình: dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng và tỉ, tìm hai số khi biết hiệu và tỉ, tìm hai số khi biết hai tỉ số, dạng toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch .
    Khi giải các bài toán chuyển động chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp sơ đồ đoạn thẳng, phương pháp tỉ số, phương pháp suy luận, phương pháp giả thiết tạm .
    Vấn đề đặt ra làm thế nào để dạy học giải các bài toán chuyển động ở Tiểu học cho học sinh một cách tốt nhất. Làm thế nào để giúp các em có thể rèn luyện và phát triển tư duy lôgíc qua các bài toán này? Chính vì vậy để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trên đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc dạy - học ở Tiểu học, tôi đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu “ Rèn luyện và phát triển tư duy lôgíc cho học sinh Tiểu học qua các bài toán chuyển động đều”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thông qua các bài toán chuyển động đều ở Tiểu học để rèn luyện và phát triển tư duy lôgíc cho học sinh Tiểu học.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Cơ sở lý luận chung về các phép suy luận diễn dịch và quy nạp trong Toán học về phương pháp tìm lời giải bài toán.
    - Vận dụng các phép suy luận Toán học vào giải các bài toán chuyển động đều
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Các bài toán chuyển động ở Tiểu học.
    - Phạm vi: Các bài toán chuyển động lớp 5
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý luận
    - Điều tra - quan sát
    - Tổng kết kinh nghiệm
    6. Cấu trúc khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của phần khoá luận gồm hai chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận
    Chương 2: Vận dụng các phép suy luận vào giải toán chuyển động đều.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...