Thạc Sĩ Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài

    Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những gì mình đề xuất. Chính vì thế, văn nghị luận Việt Nam đã hình thành từ xa xưa cùng với sự phát triển của tư tưởng và văn hoá giáo dục của dân tộc. Nó là phương tiện đắc lực giúp vào quá trình phát triển ấy.
    Trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng yếu trong quá trình học tập. Văn nghị luận giúp cho học sinh tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hộ i và đời sống vào việc làm văn, rèn luyện kĩ năng d iễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận ở họ. Những đề bài nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết lí luận và thực tiễn để giải quyết, nhằm xây dựng cho họ một phương pháp, tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và thái độ đúng trước những vấn đề bàn luận, cũng tức là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện tại và tương lai.
    Để học sinh phổ thông tạo được những văn bản hay, đầy sáng tạo, việc dạy các em sử dụng tốt các thao tác lập luận là vô cùng quan trọng. Vì vậy, sách giáo khoa Ngữ Văn từ THCS (Trung học cơ sở) đến THPT (Trung học phỏ thông) đã đưa các thao tác lập luận thành từng nộ i dung cụ thể (ở sách giáo khoa Làm văn trước đây các thao tác lập luận này chưa được học một cách rõ ràng, cụ thể), nhằm giúp học sinh hiểu sâu bản chất các thao tác cụ thể, từ đó vận dụng tốt các thao tác đó trong quá trình tạo lập văn bản.

    Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS đã cung cấp cho học sinh hai thao tác lập luận là thao tác chứng minh, thao tác giải thích, đến sách giáo khoa Ngữ văn THPT - SGK Ngữ văn 11 - phần Làm văn giới thiệu thêm bốn thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, và bình luận. Bốn thao tác lập luận này là trọng tâm phần Làm văn của sách Ngữ văn lớp 11. Trong đó thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng để làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. Thao tác này là một nội dung rất mới lần đầu tiên đưa vào dạy ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới nên rất khó đối với giáo viên. Bên cạnh đó chưa có một công trình nào, một chuyên đề nào nghiên cứu về cách rèn luyện thao tác lập luận so sánh theo hướng tích hợp và tích cực nên chúng tô i mạnh dạn đi nghiên cứu vấn đề này với mong muốn phần nào giúp cho người giáo viên bớt đi những khó khăn, lúng túng khi rèn luyện cho học sinh: “Thao tác lập luận so sánh” trong SGK (sách giáo khoa) Ngữ văn 11.
    Với những lí do trên, chúng tô i đã chọn đề tài: “Rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực”.


    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU . 1

    1. Lí do chọn đề tài . 1

    2. Lịch sử vấn đề 2

    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 7

    3.1. Mục đích nghiên cứu 7

    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7

    4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu 8

    5. Các phương pháp nghiên cứu 8

    5.1. Phương pháp thống kê 8

    5.2. Phương pháp điều tra khảo sát 8

    5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 9

    6. Bố cục của luận văn . 9

    PHẦN NỘI DUNG 11

    Chương 1. SO SÁNH VÀ THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH 11


    TRONG VĂN NGHỊ LUẬN . 11

    1.1. SO SÁNH VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT THAO TÁC CỦA TƯ DUY 11

    1.1.1. Khái niệm về thao tác 11

    1.1.2. Khái niệm chung về tư duy . 11

    1.1.3. Quan niệm về so sánh trong tư duy lôgic . 13

    1.2. SO SÁNH VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT THAO TÁC LẬP LUẬN . 15

    1.2.1. Thao tác lập luận . 15

    1.2.2. Thao tác lập luận so sánh . 16

    1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH VỚI CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN KHÁC . 21
    1.3.1. Quan hệ với thao tác lập luận chứng minh, giải thích . 21

    1.3.2. Quan hệ với thao tác lập luận phân tích . 22

    1.3.3. Quan hệ với thao tác lập luận bác bỏ . 23

    1.3.4. Quan hệ với thao tác lập luận bình luận 24

    Chương 2. RÈN LUYỆN THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC 26
    2.1. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ DẠY HỌC THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC 26
    2.1.1. Quan điểm dạy học tích hợp . 26

    2.1.2. Dạy học thao tác lập luận so sánh theo quan điểm tích hợp 27

    2.1.2.1. Định hướng chung về dạy học tích hợp . 27

    2.1.2.2. Phương pháp khai thác các đơn vị kiến thức - kĩ năng về thao

    tác lập luận so sánh trong quá trình dạy học 29

    2.1.2.3. Cách thức tích hợp 31

    2.1.3. Quan điểm dạy học tích cực . 31

    2.1.4. Dạy học thao tác lập luận so sánh theo hướng tích cực 35

    2.1.4.1. Nguyên tắc để lựa chọn phương pháp dạy học thao tác lập luận so sánh theo hướng tích cực . 35
    2.1.4.2. Một số hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy bài thao tác lập luận so sánh 35
    2.2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH 36

    2.2.1. Mục tiêu bài học thao tác lập luận so sánh 36

    2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học lí thuyết thao tác lập luận so sánh . 37

    2.2.3. Tổ chức dạy học thực hành “luyện tập thao tác lập luận so sánh” . 41

    2.2.3.1. Vai trò của bài tập thực hành 41

    2.2.3.2. Hệ thống các bài tập thực hành . 42

    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 57

    3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 57

    3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN THỰC NGHIỆM 57

    3.2.1. Về đối tượng thực nghiệm 57

    3.2.2. Về giáo viên thực nghiệm . 57

    3.2.3. Về địa bàn thực nghiệm . 58

    3.2.4.Về kế hoạch thực nghiệm 58

    3.3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 59

    3.4. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 82

    3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 83

    3.5.1. Các tiêu chí đánh giá 83

    3.5.1.1. Về định tính . 83

    3.5.1.2.Về định lượng . 84

    3.5.2. Các phương tiện đánh giá . 85

    3.5.3. Kết quả đánh giá thực nghiệm 85

    3.5.3.1.Về giáo viên thực hiện 85

    3.5.3.2.Về phía học sinh thực nghiệm . 85

    PHẦN KẾT LUẬN . 93

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...