Luận Văn Rèn luyện phát âm cho trẻ tư 3-4 tuổi thông qua trò chơi học tập

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Rèn luyện phát âm cho trẻ tư 3-4 tuổi thông qua trò chơi học tập


    MỤC LỤC​

    PHẦN I: NỘI DUNG


    1. Lý do chọn đề tài

    2. Mục đích nghiên cứu

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4. Phương pháp nghiên cứu

    5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    6. Giả thuyết khoa học


    PHẦN II

    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA VIỆC RÈN LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ TƯ 3-4 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP


    Chương I Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài

    1. Một số vấn đề lý luận ngôn ngữ

    2. Hoạt động vui chơi

    3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ

    Chương II: Xây dựng một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

    1. Mục đích- nội dung nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập và thực hiện.

    2. Hệ thống các trò chơi

    3. Thực hiện tổ chức một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

    PHẦN III KẾT LUẬN

    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    *Cơ sở lý luận

    Ngạn ngữ Việt Nam có câu:

    “ Phong ba bão táp

    Không bắng ngữ pháp Việt Nam”

    Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng. Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, Trong đó ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.

    Thật vậy như một nhà văn người pháp nói: “ Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó” . Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ bởi lẽ ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý khác.

    Nhờ có ngôn ngữ mà đời sống tính thần của con người ngày càng phong phú . Con người có thể thông báo, trao đổi thông tin nào đó trong cuộc sống giúp người gần người hơn.

    Ngôn ngữ có vai trò lớn trong xã hội loài người,cũng như đối với con người, Những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Với trẻ ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Nhờ có ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật. Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là rất quan trọng đặc biệt là lứa tuổi 3-4 tuổi, Đây là thời ký phát cảm ngôn ngữ vốn từ của trẻ tăng nhanh. Tần số lời nói trong ngày tăng lên đáng kể, Phương tiện giao tiếp nổi trội là ngôn ngữ nói. Đặc biệt là trẻ hay đặt ra những câu hỏi dề tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của sự vật, hiện tượng. Đồng thời trẻ lứa tuổi xuất hiện một số tật ngôn ngữ . Nên đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

    Mặt khác vấn đề xây dựng con người mới là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Mà phương châm của ngành học mầm non là “học bằng chơi, chơi bằng học”. Trò chơi là phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực. Khi mới sinh ra đứa trẻ đã rất sung sướng với lời ru ầu ơ của bà, của mẹ và đã có những phản xạ đáp lại. Cuối năm đầu trong một số tình huống cụ thể lời nói đã trở thành phương tiện để nhận thức và giao tiếp với những người xung quanh. Còn với trẻ 3-4 tuổi thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Chơi là nhu cầu tự nhiên của trẻ, trẻ cần chơi như cần ăn cơm, nước uống, không khí để thở. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội những tri thức khoa học tiến tiến một cách nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển các tố chất vân động. Đồng thời việc tổ chức hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục đã tác động đến trẻ mọi mặt: ý thức tình cảm, ý chí, hành vi của trẻ. Trò chơi được sử dụng nhắm phát triển toàn diện nói chung và ngôn ngữ nói riêng của trẻ.

    * Cơ sở thực tiễn

    Hiện nay việc luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo đã được chú ý những giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ. Tiết học còn khô cứng, thiếu linh hoạt và còn gò bó.

    Việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập còn nhiều hạn chế không thường xuyên, kết quả chưa cao.

    Các trò chơi học tập còn thiếu thốn, ít ỏi. Là một người làm công tác giáo dục, bản thân thấy rõ tầm quan trọng cũng như yêu cầu của vấn đề nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “nghiên cứu khả năng luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi”. Để làm đề tài nghiên cứu nhằm góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp nói chung và sự nghiệp giáo dục mầm non nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...