Luận Văn Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS THPT thuộc tỉnh Sơn La

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Bước sang thế kỉ XXI, xã hội loài người đã có những tiến bộ vượt bậc. Chúng ta hiện
    đang sống trong xã hội tri thức- đây là một hình thái xã hội mà trong đó tri thức trở thành yếu
    tố quyết định đối với nền kinh tế của một quốc gia.
    Con người là yếu tố trung tâm trong xã hội tri thức, là chủ thể kiến tạo xã hội. Đối với
    con người cá thể, tri thức là một cơ sở để xác định vị trí xã hội và khả năng hành động. Giáo
    dục đóng vai trò then chốt trong trong việc đào tạo con người và sự phát triển xã hội.
    Nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục trong việc khẳng định vị thế của Việt Nam trên
    trường quốc tế, ngay trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã khẳng định: “ Giáo dục
    là quốc sách hàng đầu”[13]. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục cần thực hiện tốt ba mục tiêu
    cơ bản sau:
    1. Mục tiêu trí dục: cung cấp nền học vấn cơ bản, giúp học sinh hướng nghiệp một cách
    hiệu quả.
    2. Mục tiêu phát triển : giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, hình thành nhân cách
    toàn diện .
    3. Mục tiêu giáo dục : giáo dục thế giới quan duy vật khoa học, thái độ , xúc cảm, hành
    vi văn minh.
    Điều 28 Luật giáo dục nước ta nhấn mạnh: " PP giáo dục phổ thông phải phát huy tích
    cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,
    bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình
    cảm, đem lại niềm vui hứng thú HT cho HS". DH hướng tới việc phát huy tích cực, vai trò
    chủ động, tính sáng tạo của HS là xu thế chung của đổi mới giáo dục THPT hiện nay. Ở nước
    ta, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo dục, đổi mới PP DH đang từng bước
    được ghi nhận, thế nhưng về thực trạng giáo dục cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của
    HS không cao, đặc biệt việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, năng lực nhận
    thức, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học không được chú ý rèn luyện đúng mức.
    Một bộ phận không nhỏ HS thụ động trong HT do không làm được việc hoặc không chịu làm
    việc trong các giờ học.Trong hầu hết các giờ lên lớp vì giới hạn thời gian tiết học, GV chỉ
    cùng làm việc với một số HS khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số còn lại trong lớp nghe và im
    2
    lặng ghi chép. Xét về mặt nhận thức và hành động, nhiều GV không chuyển hoá được mục
    tiêu tích cực hoá hoạt động HT của HS về việc thiết kế và thi công bài dạy, cụ thể hơn là chưa
    làm tốt việc định hướng và tổ chức các hoạt động HT cho HS bằng hệ thống các việc làm tự
    lĩnh hội theo phương châm "dạy suy nghĩ, dạy tự học ".
    Nhằm đáp ứng những đòi hỏi thực tế trên, bước sang năm học 2006 - 2007, trên
    phạm vi cả nước chính thức đưa vào sử dụng đại trà SGK lớp 10 theo chương trình THPT
    ban cơ bản và ban nâng cao.Với những yêu cầu mới, đòi hỏi mỗi GV trong quá trình DH cần
    chú ý tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động trong việc tiếp thu kiến
    thức phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
    Môn HH là môn học trong nhóm môn Khoa học tự nhiên. Môn HH cung cấp cho HS
    những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua
    lại giữa công nghệ HH, môi trường và con người. Những tri thức này góp phần phát triển
    tiềm lực trí tuệ, năng lực nhận thức và năng lực hành động cho HS.
    Trước tình hình đó, là một GV HH, với suy nghĩ và mong muốn được đóng góp và
    làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong DH HH nhằm giúp HS phát triển năng lực độc lập
    sáng tạo, góp phần đào tạo con người theo định hướng đổi mới giáo dục của Đảng là thực sự
    cần thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài là: “rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS THPT
    thuộc tỉnh Sơn La”
    II. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình DH HH ở trường THPT.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS trong DH HH ở trường THPT tỉnh Sơn
    La.
    III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp DH nhằm bồi dưỡng, rèn luyện năng lực độc lập
    sáng tạo cho HS thông qua việc DH HH ở trường THPT.
    IV. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu lý luận về đổi mới PP DH HH, về những biểu hiện của năng lực độc lập
    sáng tạo, kiểm tra đánh giá và biện pháp rèn luyện các năng lực đó cho HS trường THPT.
    3
    Điều tra thực tiễn dạy và học HH của GV và HS THPT trong việc bồi dưỡng rèn
    luyện năng lực độc lập sáng tạo trong dạy và học HH.
    Đề xuất một số biện pháp rèn luyện cho HS nâng cao năng lực độc lập sáng tạo trong
    dạy và học HH ở trường THPT.
    Kiểm tra giá trị và tính khả thi của biện pháp được đề xuất.
    V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu có những biện pháp phù hợp và trình độ cần thiết của GV thì có thể bồi dưỡng
    năng lực độc lập sáng tạo cho HS thông qua việc dạy và học HH ở trường THPT.
    VI. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
    Đề xuất một số cơ sở lý luận về những biểu hiện và cách đánh giá năng lực độc lập
    sáng tạo của HS THPT.
    Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho HS
    thông qua việc dạy và học HH ở trường THPT.
    Lựa chọn và xây dựng được một hệ thống các BT ở tất cả các chương của HH lớp 11
    nhằm bồi dưỡng năng lực độc lập sáng tạo của HS.
    VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Nghiên cứu các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài như tính sáng tạo và rèn luyện
    năng lực sáng tạo, chương trình SGK HH trường THPT, Luật giáo dục, các chủ trương của
    Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục ở trường phổ thông, về đổi mới PP dạy và học .
    2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Sử dụng PP điều tra để điều tra về thực tiễn dạy và học HH của GV và HS THPT ở
    tỉnh Sơn La.
    Sử dụng PP thực nghiệm sư phạm để tiến hành lên lớp theo hai loại giáo án để so
    sánh.
    3. Phương pháp toán học
    Sử dụng PP thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm.
    4
    PHẦN II: NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    I. NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH, NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA
    NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
    Chúng ta đang đứng ở những năm đầu của thế kỷ XXI, thế giới đang xảy ra sự bùng
    nổ tri thức khoa học và công nghệ. Sáng tạo là một phẩm chất tư duy được nhấn mạnh trong
    mục tiêu giáo dục nhằm chuẩn bị nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
    hiện đại hoá đất nước.
    Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
    của Đảng về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 đã nêu rõ:
    “Tạo được chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo .Ưu tiên hàng đầu cho việc
    nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, PP dạy và học, nâng cao
    chất lượng đội ngũ GV và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng
    tạo và độc lập suy nghĩ của HS, SV”[13]. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhà giáo dục là tìm
    ra và đổi mới PP DH phù hợp, hiện đại để bồi dưỡng năng lực sáng tạo, bồi dưỡng HS giỏi,
    phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
    Vậy năng lực sáng tạo là gì? Tính sáng tạo được biểu hiện như thế nào trong quá trình
    dạy học?
    1. Quan niệm về năng lực sáng tạo của học sinh
    1.1. Khái niệm về năng lực
    Năng lực (tiếng la tinh là“competentia”, có nghĩa là gặp gỡ; khái niệm năng lực được
    hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau)[20].
    Năng lực: Là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như
    tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.
    Năng lực: Là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải
    quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận
    dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống
    linh hoạt[34].
    Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến phát triển năng lực hành động. Vậy năng lực
    hành động có cấu trúc như thế nào ?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...