Tiến Sĩ Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật cho sinh viên sư phạm ngàn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN .I
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . II
    MỤC LỤC III
    DANH MỤC BẢNG VII
    DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .VIII
    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .3
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .3
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .3
    5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3
    6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN PHẢI BẢO VỆ .4
    7. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .5
    8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5
    9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .5
    10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 6
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC NHẰM RÈN LUYỆN KĨ
    NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁ NHÂN TRẺ
    KHUYẾT TẬT CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON NGÀNH GIÁO
    DỤC ĐẶC BIỆT 8
    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 8
    1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới 8
    1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt nam 14
    1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN .19
    1.2.1. Phát triển chương trình .20
    1.2.2. Chương trình giáo dục cá nhân .26
    1.2.3. Kĩ năng và kĩ năng sư phạm 26
    1.2.4. Kỹ năng phát triển chương trình GDCN .26
    1.2.4. Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình GDCN .29iv
    1.2.5. Trẻ khuyết tật .20
    1.3. CON ĐƯỜNG DẠY HỌC VÀ VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 34
    1.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁ NHÂN HIỆU
    QUẢ CHO TKT .39
    1.4.1.Tính cá nhân 39
    1.4.2. Giải quyết trực tiếp các khó khăn do khuyết tật gây ra 41
    1.4.3. Có sự kết hợp giữa nhiều nhà chuyên môn và đảm bảo sự tham gia tối đa
    của trẻ 42
    1.4.4. Đảm bảo tính liên tục, phát triển .43
    1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHƯƠNG
    TRÌNH GDCN CHO TKT 44
    1.5.1. Các yếu tố thuộc về người dạy 45
    1.4.2. Các yếu tố thuộc về trẻ .56
    CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KN
    PTCT GDCN CHO SINH VIÊN CĐSP MẦM NON NGÀNH GIÁO DỤC ĐẶC
    BIỆT .59
    2.1. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN SƯ
    PHẠM MẦM NON GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT 59
    2.1.1. Mục tiêu chương trình đào tạo giáo viên sư phạm mầm non Giáo dục đặc
    biệt .59
    2.1.2. Nội dung chương trình đào tạo giáo viên ngành Giáo dục đặc biệt bậc
    mầm non 59
    2.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TẠI CÁC
    CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GDĐB BẬC MN TRONG TỔ CHỨC RÈN
    LUYỆN KN PTCT GDCN CHO SINH VIÊN. .64
    2.2.1. Về chương trình đào tạo .64
    2.2.2 Về đội ngũ .73
    2.2.3. Cơ sở thực hành – các trường, trung tâm can thiệp TKT mầm non .76
    2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 76v
    2.3.1. Mục tiêu khảo sát 76
    2.3.2. Nội dung và đối tượng khảo sát 76
    2.3.3. Bộ công cụ khảo sát 78
    2.3.4. Phương pháp khảo sát .80
    2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 81
    2.4.THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN, GIẢNG VIÊN VÀ
    GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ KN PTCT GDCN .81
    2.4.1. Nhận thức của GVMN về CTGDCN và kỹ năng PTCTGDCN .81
    2.4.2. Nhận thức của giảng viên khoa GDĐB về CTGDCN và kỹ năng PTCT
    GDCN của sinh viên 83
    2.5. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KN PTCT GDCN CHO
    SINH VIÊN .88
    2.5.1. Thực trạng kỹ năng PTCT GDCN TKT 88
    2.5.2. Thực trạng tổ chức rèn luyện kỹ năng PTCT GDCN TKT của SV 94
    CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP GIÚP SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM
    NON NGÀNH GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN
    CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ KHUYẾT TẬT .98
    3.1. THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PTCT
    GDCN CHO SINH VIÊN CĐSP MẦM NON NGÀNH GDĐB 98
    3.1.1. Mục đích 98
    3.1.2. Xây dựng mục tiêu rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục
    cá nhân .98
    3.1.3. Xây dựng nội dung và yêu cầu rèn luyện kỹ năng PTCT GDCN .99
    3.1.4. Thiết kế mô đun rèn luyện kỹ năng PTCT GDCN 113
    3.1.5 Thiết kế quy trình rèn luyện KN PTCT GDCN TKT cho sinh viên 121
    3.2. TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PTCT GDCN CHO SINH VIÊN
    TRONG HỌC PHẦN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN . 126
    3.2.1. Mục đích – Ý nghĩa 126
    3.2.2. Nội dung .127vi
    3.2.3. Tổ chức thực hiện .128
    3.2.4. Yêu cầu khi thực hiện .129
    3.3. TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PTCT GDCN CHO SINH VIÊN
    TRONG HỌC PHẦN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH . 129
    3.3.1.Mục đích – Ý nghĩa .129
    3.3.2. Nội dung rèn luyện .130
    3.3.3. Tổ chức thực hiện .130
    3.4. TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PTCT GDCN CHO SINH VIÊN
    TRONG THỰC HÀNH, THỰC TẬP SƯ PHẠM . 132
    3.4.1. Mục đích – Ý nghĩa 132
    3.4.2. Nội dung .133
    3.4.3. Tổ chức thực hiện .135
    3.4.4. Yêu cầu khi thực hiện .135
    CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 136
    4.1. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM .136
    4.1.1. Mục đích thực nghiệm 136
    4.1.2. Nội dung thực nghiệm 136
    4.1.3. Qui mô và địa bàn thực nghiệm 137
    4.1.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 138
    4.1.5. Tiến trình thực nghiệm .138
    4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 144
    4.2.1. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm . 144
    4.2.2. Kết luận về thực nghiệm .166
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 168
    1. Kết luận 168
    2. Kiến nghị 169
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤCvii
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1 : Nội dung tìm hiểu khả năng – nhu cầu của TKT .46
    Bảng 2.1. Chương trình khung đào tạo giáo viên ngành GD ĐB trình độ CĐ 59
    Bảng 2.2. Nội dung chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục đặc biệt bậc MN .60
    Bảng 2.3 Nội dung chương trình đào tạo và kỹ năng PTCT GDCN của trường
    CĐSP TƯ 62
    Bảng 2.4. Chương trình đào tạo và kỹ năng PTCT GDCN 1 cho sinh viên 65
    Bảng 2.5 Phân bổ việc rèn kỹ năng PTCTGDCN 2 trong chương trình đào tạo tại
    các trường CĐSP ngành GDĐB bậc mầm non .66
    Bảng 2.6. Chương trình đào tạo và kỹ năng PTCT GDCN 3 cho sinh viên 67
    Bảng 2.7. Chương trình đào tạo và kỹ năng PTCT GDCN 1 cho sinh viên 68
    Bảng 2.8. Thực trạng trình độ đội ngũ giảng viên tại các cơ sở 74
    đào tạo giáo viên GDĐB hệ Cao đẳng MN .74
    Bảng 2.9. Nội dung và đối tượng khảo sát .77
    Bảng 3.1. Các nhiệm vụ và công việc người GVdạy TKT phải thực hiện khi PTCT
    GDCN .99
    Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá kỹ năng quan sát và phát hiện những nghi ngờ của trẻ 102
    Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá kỹ năng xác định khả năng và nhu cầu của TKT .104
    Bảng 3.4: Tiêu chí đánh giá kỹ năng thiết kế chương trình GD cho cá nhân TKT 108
    Bảng 3.5: Tiêu chí đánh giá kỹ năng phân tích DH và thiết kế hoạt động dạy học 110
    Bảng 3.6: Tiêu chí đánh giá chương trình và thực hiện CTGDCN .112
    Bảng 3.7. Các mô đun nội dung rèn luyện kỹ năng PTCT GDCN 114
    Bảng 3.8. Cấu trúc mô đun Đánh giá khả năng, nhu cầu TKT (IEP01) 114
    Bảng 3.9. Cấu trúc mô đun Dạy học (IEP02) .116
    Bảng 4.1: Kết quả đo kỹ năng PTCT GDCN TKT của SV trước và sau thực nghiệm 145
    Bảng 4.2: Kết quả đo kỹ năng PTCT GDCN TKT của SV trước và sau thực nghiệm
    2 (n=45) .157viii
    DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
    Hình 1.1. Quá trình phát triển chương trình cấp vi mô .25
    Hình 1.2. Cấu trúc kỹ năng Phát triển chương trình giáo dục cá nhân TKT 28
    Hình 1.2: Mô hình dạy học chung 48
    Biểu đồ 2.1. Đánh giá kỹ năng phát triển chương trình GDCN theo ý kiến đánh giá 93
    của GVMN, GVSP, SV .93
    Biểu đồ 4.1: Kỹ năng PTCTGDN TKT của nhóm TN trước TN (n=18) 149
    Biểu đồ 4.2: Kỹ năng PTCT CN TKT của nhóm TN sau TN (n=18) .150
    Biểu đồ 4.3: Mức độ phát triển kỹ năng PTCT GDCN TKT của SV ở 2 nhóm TN và
    ĐC trước và sau TN vòng 1 .155
    Biểu đồ 4.4: Kỹ năng phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ ỏ trẻ của nhóm TN trước
    TN (n=45) .159
    Biểu đồ 4.5: Kỹ năng PTCT GDCN trẻ của nhóm TN sau TN (n=45) .161
    Biểu đồ 4.6: Mức độ phát triển KNPTCT GDCN TKT của SV ở nhóm TN và ĐC
    trước và sau TN vòng 2 .1661
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Đổi mới, tăng cường hiệu quả chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
    xã hội về nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp bách đối với các cơ sở đào tạo và việc rèn
    luyện kỹ năng nghề cho sinh viên và luôn được các trường đào tạo coi trọng đặc
    biệt là các trường nghề. Giáo dục đặc biệt là một ngành học khá non trẻ, từ năm
    2002, Bộ đã chính thức mở các mã ngành đào tạo giáo viên mầm non chuyên ngành
    Giáo dục đặc biệt, giao cho Trường CĐSP Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 1, Trường
    CĐSP Nhà trẻ Mẫu giáo Trung ương 2 và Trường CĐSP Nhà trẻ Mẫu giáo Trung
    ương 3 ( i ) thực hiện nhiệm vụ này. Đối tượng làm việc trực tiếp của SV tốt nghiệp
    ngành này là những trẻ khuyết tật (TKT) - những trẻ có những khiếm khuyết về mặt
    thể chất dẫn đến suy giảm những chức năng trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến
    quá trình nhận thức, sinh hoạt cũng như hòa nhập xã hội. Để dạy được nhóm trẻ này
    đòi hỏi người giáo viên cần có những hiểu biết rất chuyên sâu về đối tượng; có
    những kỹ năng chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu rất đặc biệt này.
    Tiếp cận cá nhân trong dạy học là một xu thế của nền giáo dục hiện đại nhằm
    hướng tới những sản phẩm giáo dục có chất lượng. Đối với dạy học trẻ khuyết tật,
    việc tiếp cận cá nhân lại càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Thực tế hiện
    nay, các trường đào tạo giáo viên đặc biệt cũng đã ý thức việc cần phải chú trọng
    đến kỹ năng hỗ cá nhân TKT cho sinh viên bởi họ đã ý thức được rằng mỗi trẻ đều
    có những nhu cầu rất riêng biệt; sẽ không có một chương trình hay công thức chung
    cho việc hỗ trợ một trẻ khuyết tật ngay khi chúng được chẩn đoán cùng một dạng
    tật. Trong thực tế đào tạo hiện nay, mặc dù có những đặc thù riêng của mỗi cơ sở
    (do điều kiện hay cách tiếp cận khi xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình) thì
    việc chỉ ra những yêu cầu như là kỹ năng nghiệp vụ cần đào tạo thì các trường này
    chưa có điều kiện nghiên cứu và triển khai thực hiện được. Mặt khác, trong xu thế
    giáo dục hội nhập, Việt Nam cũng ngày càng thể hiện quyết tâm trong việc thực
    hiện các cam kết với quốc tế về việc đảm bảo Quyền trẻ em hay cũng chính là 2
    những nỗ lực của các cấp chính quyền, ban ngành .trong việc đảm bảo những mục
    tiêu xã hội, mục tiêu giáo dục . và việc lựa chọn chương trình giáo dục hoà nhập
    TKT thực hiện ở tất cả các cấp học đã khẳng định một hướng đi phù hợp và hiệu
    quả, đảm bảo cơ hội và sự bình đẳng cho các em. Giáo dục hòa nhập đem lại cơ hội
    và sự phát triển cho nhóm trẻ này: trẻ được tham gia vào các hoạt động, cùng học
    trong chương trình giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi, trẻ vừa
    có sự giống nhau nhưng cũng lại có sự khác nhau về khả năng tư duy, trình độ phát
    triển, khuynh hướng và tài năng hay thậm chí khác nhau về nhân cách, hoàn cảnh,
    nề nếp gia đình, khả năng kinh tế, khác nhau về nhận thức của cha mẹ về giáo dục .
    Những điều này lại đặt ra cho những yêu cầu về việc đảm bảo kỹ năng nghề của
    giáo viên tại các cấp học hay chính là việc rèn luyện tay nghề cho họ ngay từ các cơ
    sở đào tạo.
    Có thể nói, muốn tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật
    điều kiện tiên quyết là trẻ cần có một chương trình giáo dục cá nhân. Vì thế, việc
    trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên sư phạm ngành Giáo dục đặc
    biệt về phát triển chương trình giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật là hết sức quan trọng
    đối với các em sau khi tốt nghiệp ra trường, làm việc trực tiếp với TKT tại cơ sở.
    Qua thực tiễn chúng tôi tìm hiểu về chương trình đào tạo giáo viên giáo dục
    đặc biệt bậc mầm non hiện nay, mặc dù đã có những nội dung liên quan đến việc
    lý thuyết xây dựng chương trình cá nhân nhưng quan trọng hơn là việc tổ chức
    rèn các kỹ năng này cho sinh viên trong suốt 3 năm đào tạo như thế nào lại là
    một mảng vẫn chưa dược đề cập, là vấn đề cần bàn, đặc biệt là các đợt thực hành
    thực tập - cơ hội rèn tay nghề cho sinh viên. Các nhiệm vụ thực hành ở đây
    chúng tôi nhận thấy mới hầu như chỉ dừng lại ở việc theo một chương trình đã
    định sẵn từ phía cơ sở thực tập hay chỉ liên quan đến việc giảng dạy, hoàn toàn
    chưa có kỹ năng phát triển chương trình cá nhân phù hợp với từng TKT. Tại một
    số trung tâm giáo dục chuyên biệt hay trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, chúng
    tôi cũng nhận thấy: chương trình dạy vẫn tập trung nhiều vào chương trình phổ
    thông, lấy chương trình phổ thông làm căn cứ để thực hiện mà chưa có chương trình 3
    giáo dục cá nhân dựa trên các “vấn đề” của trẻ. Thêm vào đó, giáo viên tại các cơ sở
    này hầu hết cũng chưa có những kỹ năng phát triển chương trình cá nhân cho dù họ
    ý thực việc phải lập KHGDCN cho từng trẻ. Với lịch sử phát triển còn khá khiêm
    tốn, các cơ sở đào tạo GVSP mầm non ngành GDĐB hay chính tại các cơ sở chăm
    sóc, giáo dục TKT, việc nghiên cứu và tìm ra cách thức tổ chức, rèn luyện sinh
    viên, bồi dưỡng kỹ năng này cho GV sẽ là một hướng nghiên cứu mang tính ứng
    dụng, góp phần cho các cơ sở đào tạo này cũng như các cơ sở trực tiếp chăm sóc
    giáo dục TK ngày một hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác giáo dục - đào tạo
    của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
    Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề xuất các biện pháp để giúp sinh viên Cao đẳng sư phạm mầm non ngành
    giáo dục đặc biệt rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân trong
    thời gian đào tạo tại trường sư phạm.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình đào tạo giáo viên ngành giáo dục đặc biệt bậc mầm non
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các hoạt động dạy học thuộc lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh
    viên sư phạm giáo dục đặc biệt bậc mầm non: kỹ năng phát triển CTGDCN TKT
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu các biện pháp tập trung vào những kỹ năng cơ bản trong phát triển
    chương trình giáo dục cá nhân, dựa vào những hoạt động dạy học trong các học
    phần Tổ chức thực hiện chương trình, Kế hoạch giáo dục cá nhân; dựa vào những
    nhiệm vụ cụ thể thực hiện tại các đợt thực hành, thực tập sư phạm cũng như việc
    hướng dẫn sinh viên tiếp tục thường xuyên rèn luyện sau khi tốt nghiệp thì các biện
    pháp này sẽ hỗ trợ tốt việc học kĩ năng xây dựng chương trình cá nhân của sinh viên
    ngành giáo dục đặc biệt sư phạm mầm non.
    5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4
    - Chúng tôi nghiên cứu tại 3 trường đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt bậc
    mầm non: Trường CĐSP Trung Ương, CĐSP Trung ương Nha Trang, CĐSP Trung
    ương thành phố Hồ Chí Minh (khoa Giáo dục đặc biệt)
    - Đối tượng khảo sát ngoài giảng viên, sinh viên khoa GDĐB 3 trường CĐ nói
    trên, chúng tôi còn khảo sát giáo viên mầm non dạy hòa nhập tại địa bàn Hà nội, Bắc
    Cạn và Hồ Chí Minh.
    - Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào khâu giảng dạy, thực hành bộ môn của
    học phần Tổ chức thực hiện chương trình, Kế hoạch giáo dục cá nhân và thực hành
    thực tập cho sinh viên để chú trọng hơn vào các kỹ năng sau của KN PTCT GDCN:
    Kỹ năng đánh giá, phát hiện nghi ngờ ở trẻ (KN PHNN), Kỹ năng xác định nhu cầu
    cá nhân (XĐNCCN), Kỹ năng lập kế hoạch và thiết kế chương trình GD
    (KNTKCT), Kỹ năng phân tích và thiết kế các hoạt động dạy học (KN PT&TKDH)
    6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
    6.1. Kế hoạch giáo dục cá nhân là một công cụ hữu hiệu bắt buộc phải có
    khi làm việc với TKT và do chính giáo viên phát triển trong điều kiện của lớp mình.
    Do vậy không có một kế hoạch hay chương trình chung một nhóm trẻ hay cá nhân
    trẻ được yêu cầu từ trên xuống. Đây được coi như một kỹ năng nghề nghiệp cần
    thiết bắt buộc phải có của sinh viên sư phạm ngành GDĐB và phải được rèn luyện
    ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
    6.2. Phát triển chương trình giáo dục cá nhân đòi hỏi các kỹ năng tổ hợp
    bao gồm các nhóm kỹ năng cơ bản sau đây: Kỹ năng quan sát, phát hiện những dấu
    hiệu nghi ngờ ở trẻ; Kỹ năng đánh giá và xác định nhu cầu hỗ trợ cá nhân; Kỹ năng
    lập kế hoạch, thiết kế chương trình giáo dục cá nhân; Kỹ năng phân tích chương
    trình và thiết kế hoạt động dạy học phù hợp với từng trẻ; Kỹ năng đánh giá chương
    trình giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục cá nhân TKT.
    6.3. KN PTCT GDCN không phải tự nhiên hoặc ngày một ngày hai có được
    mà cần được rèn từ quá trình bắt đầu đào tạo trong trường sư phạm đến thời kỳ hoạt
    động nghề nghiệp của giáo viên. Để rèn luyện được kỹ năng này, Nhà trường có thể
    tổ chức, hướng dẫn sinh viên rèn luyện trong các nhiệm vụ thực hành sư phạm và
    thực hành bộ môn (Học phần: Tổ chức thực hiên chương trình và Kế hoạch giáo
    dục cá nhân)5
    7. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    7.1. Xây dựng cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng phát triển chương
    trình giáo dục cá nhân cho sinh viên CĐSP ngành giáo dục đặc biệt (GDĐB)
    7.2. Xác định cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện KN PTCT GDCN trong ngành
    sư phạm giáo dục đặc biệt bậc mầm non
    7.3. Thiết kế các biện pháp dạy học nhằm rèn luyện KN PTCT GDCN cho
    sinh viên
    7.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở các cơ sở đào tạo giáo viên ngành Giáo
    dục đặc biệt bậc mầm non
    8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm quốc tế về phát triển CT GDCN
    - Phân tích, tổng hợp lý thuyết về những vấn đề liên quan
    - Khái quát hóa để xây dựng hệ thống khái niệm
    8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra giáo dục, sử dụng phiếu hỏi để nghiên cứu thực trạng
    dạy học nhằm rèn luyện kỹ năng PTCT GDCN cho sinh viên sư phạm giáo dục đặc
    biệt bậc mầm non.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm về chương trình giáo dục cá nhân cũng
    như các KN PTCT GDCN nhằm tìm kiếm, tham khảo để có thể vận dụng
    - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp
    dạy học nhằm rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình cá nhân cho sinh viên sư
    phạm giáo dục đặc biệt bậc mầm non.
    8.3. Các phương pháp khác
    - Phương pháp chuyên gia: Tranh thủ ý kiến của chuyên gia về các vấn đề
    chương trình cá nhân, kỹ năng phát triển chương trình cá nhân, kinh nghiệm tổ chức
    rèn những kỹ năng này cho sinh viên.
    - Phương pháp xử lý thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê Toán học để
    kiểm nghiệm hai mẫu liên quan và kiểm nghiệm hai mẫu độc lập ; để xử lý số liệu
    điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm.
    9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN6
    Luận án “Rèn luyện KN PTCT GDCN cho sinh viên CĐSP ngành Giáo dục
    đặc biệt bậc mầm non” góp phần:
    9.1. Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và làm phong
    phú về lý luận rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân cho
    người giáo viên dạy TKT; xác định những nội dung cụ thể cho việc rèn luyện kỹ
    năng này cho SV Cao đẳng SPMN ngành GDĐB; xác định những yêu cầu cũng
    như những biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục
    cá nhân cho sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả của việc đào tạo những giáo viên
    đáp ứng được yêu cầu thực tiễn dạy TKT .
    9.2. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án giúp các
    nhà nghiên cứu giáo dục, giảng viên, giáo viên xác định những vai trò cũng như
    những yêu cầu cụ thể của việc rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục cá
    nhân của một giáo viên dạy TKT; đối chiếu với thực tiễn đã đạt được, bao gồm cả
    mặt thuận lợi và khó khăn, để từ đó họ xác định cho mình cách thức hình thành và
    hoàn thiện hơn nữa kỹ năng vô cùng cần thiết của người giáo viên dạy TKT: kỹ
    năng phát triển chương trình giáo dục cá nhân
    9.3. Kết quả thực nghiệm các biện pháp dạy học trong rèn luyện kỹ năng
    phát triển chương trình giáo dục cá nhân cho sinh viên CĐSP ngành giáo dục đặc
    biệt bậc mầm non đóng góp sự khẳng định: Một là, rèn luyện kỹ năng phát triển
    chương trình giáo dục cá nhân là quá trình bắt đầu đào tạo trong trường sư phạm
    đến thời kỳ hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Hai là, trong giai đoạn đào tạo sư
    phạm, sinh viên cần rèn luyện những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng đánh giá, phát
    hiện nghi ngờ ở trẻ (KN PHNN), Kỹ năng xác định nhu cầu cá nhân (XĐNCCN),
    Kỹ năng lập kế hoạch và thiết kế chương trình GD (KNTKCT), Kỹ năng phân tích
    và thiết kế các hoạt động dạy học (KN PT&TKDH). Các nội dung của các kỹ năng
    này sẽ được rèn luyện trong các giờ lên lớp của các học phần Tổ chức thực hiện
    chương trình, Kế hoạch giáo dục cá nhân và tập trung rèn luyện trong quá trình thực
    hành thực tập. Điều đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên cũng như
    chất lượng dạy học TKT.
    10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN7
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình công bố
    liên quan tới đề tài nghiên cứu, luận án được cấu trúc thành 4 chương:
    Chương 1. Cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng phát triển chương trình
    giáo dục cá nhân hóa ở trường sư phạm
    Chương 2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức rèn luyện KN PTCT GDCN hóa
    cho sinh viên sư phạm giáo duc đặc biệt bậc mầm non
    Chương 3. Các biện pháp nhằm giúp sinh viên rèn luyện KN PTCT GDCN ở
    trường sư phạm
    Chương 4. Thực nghiệm sư phạm
     
Đang tải...