Báo Cáo Rèn luyện kỹ năng Ký họa ( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Rèn luyện kỹ năng Ký họa ( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nói tới nghệ thuật là nói tới cái đẹp, con người luôn khám phá và vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Nghệ thuật mang lại cho con người niềm vui, sự say mê, phấn khởi, tin vào cuộc sống. Để cuộc sống luôn trọn ven thì bản thân con người phải Phát triển toàn diện về mọi mặt . Đó là đức-trí- thể -mĩ. Đối với sự nghiệp giáo dục thì việc giáo dục toàn diện về mọi mặt được các nhà lãnh đạo nước ta đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Sản phẩm Lao động của các nhà giáo là nhân cách của học sinh đồng thời gắn với tương lai của đất nước.
    Là một bộ phận góp phần Phát triển toàn diện bộ mặt giáo dục. Việc giáo dục thẩm mĩ không thể đứng ngoài hoặc tách biệt khỏi quá trình giáo dục toàn diện của ngành giáo dục phổ thông. Giáo dục thẩm mĩ có mục tiêu là Phát triển năng lực thẩm mĩ cho mỗi thành viên trong Xã hội để góp phần vào việc Phát triển con người toàn diện. Sự Phát triển năng lực thẩm mĩ sẽ giúp học sinh biết nhận thức và vân động sáng tạo theo qui định về cái đẹp. Giáo dục thẩm mĩ là sự nghiệp của quần chúng, của các thầy cô giáo và của học sinh. Nhưng ở mỗi cấp học lại có chương trình , nội dung và hình thức khác nhau . Ở trường trung học cơ sở việc giáo dục thẩm mĩ chủ yếu là các giờ chính khóa trong nhà trường . Nội dung tất cả các môn học đều có khả năng tạo cho trẻ những ấn tượng tri thức và tính thẩm mĩ. Đặc biệt là âm nhạc, mĩ thuật. Dạy mĩ thuật ở trường phổ thông không phải đơn thuần là dạy vẽ mà là lấy hoạt động mĩ thuật để “dạy và học” để nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều mặt đó là: Đạo đức- Trí tuệ - Thẩm mĩ. Vì vậy dạy mĩ thuật là góp phần vào việc giáo dục thẩm mĩ cho lứa tuổi thiếu niên. Góp phần hình thành và Phát triển nhân cách con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
    I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI:
    Qua 6 năm giảng dạy mĩ thuật ở trường trung học cơ sở Ea Phê, Huyện Krông Pắc tỉnh Dak Lak.Tôi nhận thấy :
    1.Ttrong nhà trường phổ thông:
    Hầu như việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật chưa được cọi trọng. (Ai dạy cũng được , chỉ cần dạy đúng số tiết qui định trên mỗi giáo viên)
    Riêng những năm gần đây ngành giáo dục bắt đầu có sự Đầu tư vào môn mĩ thuật như: Tranh, ảnh minh họa cho bài giảng,mẫu vẽ, giá vẽ .và giáo viên được trực tiết đi học các chuyên đề thay sách, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt học sinh được tiếp cận với việc học mĩ thuật trên máy chiếu đã tạo được sự hưng phấn cho học sinh.
    2.Suy nghĩ và việc làm của giáo viên:
    Là giáo viên giảng dạy mĩ thuật ở trường trung học cơ sở. Xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ. Tôi nhiệt tình giảng dạy, tìm tòi, tích lũy kiến thức , tự làm đồ dùng để phục vụ cho công tác giảng dạy nhằm có kết qua cao nhất trong chuyên môn.
    Trong phạm vi bài viết này tôi đề cập đến đề tài: : Phương pháp đổi mới “Rèn kĩ năng kí họa” cho học sinh trung học cơ sở.
    3.Thực tế về đề tài “kí họa” trong trường, lớp:
     Từ học sinh:
     Do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp7,8,9 đang ở giai đoạn nửa người lớn nửa trẻ em nên vẫn làm theo cảm tính khác với yêu cầu của giáo viên.
     Một số em khi học tiết kí họa không làm theo hướng dẫn mà chỉ ngồi chép lại trong sách báo,tranh ảnh. Cứ nghĩ ra là vẽ mà quên đi yêu cầu của tiết học.
     Phía nhà trường:
     Chưa có phòng học riêng cho môn mĩ thuật.
     Khuôn viên nhà trường diện tích hạn chế.
     Mỗi tiết học vẫn bị gò bó về tầm nhìn, tầm quan sát
     Chưa thấy rõ được sự vai trò, tác dụng của bộ môn mĩ thuật nên chưa có hướng để bộ môn phát huy.
     Phía phụ huynh:
     Chưa thấy rõ vai trò của bộ môn trong việc bổ trợ cho các môn học khác
     Chưa quan tâm cho con em học môn mĩ thuật trong nhà trường.
     Từ chương trình:
     Phân môn vẽ trang trí
     Phân môn vẽ tranh
     Phân môn vẽ theo mẫu.
     Phân môn thường thức mĩ thuật.


    Báo cáo chia làm 3 chương
     
Đang tải...