Thạc Sĩ Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư ph

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN .i
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH vii
    MỞ ĐẦU 1
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN . 6
    9. LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ . 7
    10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 8
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC
    CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN LINH HOẠT
    TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM . 9
    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 9
    1.1.1. Về rèn luyện kĩ năng dạy học 9
    1.1.2. Về tiếp cận linh hoạt . 14
    1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 19
    1.2.1. Kĩ năng, Kĩ năng dạy học 19
    1.2.2. Rèn luyện kĩ năng dạy học 21
    1.2.3. Tiếp cận linh hoạt trong dạy học 22
    1.2.4. Thực tập sư phạm (TTSP) . 23
    1.2.5. RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP 27


    iii
    1.3. ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG
    DẠY HỌC . 28
    1.3.1. Đặc điểm kĩ năng dạy học . 28
    1.3.2. Các kĩ năng dạy học cơ bản . 29
    1.3.3. Cấu trúc kĩ năng dạy học . 32
    1.3.4. Tiêu chí đánh giá kĩ năng dạy học . 33
    1.4. VẤN ĐỀ RLKNDH CHO SVĐHSP THEO TCLH TRONG TTSP 36
    1.4.1. Những vấn đề tâm lí học, lí luận dạy học và xã hội học của
    RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt 36
    1.4.2. Nguyên tắc RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt . 44
    1.4.3. Đặc điểm của hoạt động RLKNDH theo tiếp cận linh hoạt . 45
    1.4.4. Bản chất mối quan hệ giữa TTSP với tiếp cận linh hoạt trong
    quá trình RLKNDH . 46
    1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
    DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN LINH HOẠT CHO SINH VIÊN
    TRONG TTSP . 47
    1.5.1. Đặc điểm sinh viên 47
    1.5.2. Nội dung, phương pháp RLKNDH 48
    1.5.3. Môi trường học tập 48
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 50
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC
    CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TCLH TRONG TTSP . 51
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 51
    2.1.1. Mục đích khảo sát . 51
    2.1.2. Nội dung khảo sát . 51
    2.1.3. Đối tượng khảo sát 51
    2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát . 53


    iv
    2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT . 54
    2.2.1. Nhận thực của giảng viên đại học và giáo viên THPT về tiếp
    cận linh hoạt trong dạy học . 54
    2.2.2. Về thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy hoc của sinh viên ĐHSP . 56
    2.2.3. Về tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên . 63
    2.2.4. Về môi trường TTSP . 68
    2.2.5. Về kết quả rèn luyện kĩ năng dạy học . 72
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 75
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 79
    CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC
    CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN LINH HOẠT
    TRONG TTSP . 81
    3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP 81
    3.1.1. Nguyên tắc linh hoạt về môi trường hoạt động 81
    3.1.2. Nguyên tắc linh hoạt về nội dung hoạt động 81
    3.1.3. Nguyên tắc linh hoạt về hình thức hoạt động . 81
    3.1.4. Nguyên tắc linh hoạt về địa bàn và điều kiện hoạt động 82
    3.2. CÁC BIỆN PHÁP . 82
    3.2.1. Biện pháp 1. Thiết kế nội dung rèn luyện kĩ năng dạy học
    trong TTSP phù hợp với tiếp cận linh hoạt 82
    3.2.2. Biện pháp 2. Đa dạng hóa phương pháp, con đường rèn luyện
    kĩ năng dạy học cho sinh viên . 96
    3.2.3. Biện pháp 3. Xây dựng môi trường TTSP linh hoạt . 102
    3.2.4. Biện pháp 4. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ sinh viên
    rèn luyện kĩ năng dạy học trước và trong TTSP 105
    3.2.5. Ví dụ minh họa 3.9 108
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 115


    v
    CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 116
    4.1. THĂM DÒ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
    BIỆN PHÁP . 116
    4.1.1. Nội dung thăm dò 116
    4.1.2. Phương pháp thăm dò 116
    4.1.3. Kết quả thăm dò 116
    4.2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 119
    4.2.1. Mục đích thực nghiệm . 119
    4.2.2. Nội dung thực nghiệm . 119
    4.2.3. Đối tượng thực nghiệm . 120
    4.2.4. Cách thực hiện và công cụ đánh giá 121
    4.2.5. Kết quả đánh giá theo phương pháp thực nghiệm sư phạm 132
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 142
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 145
    1. KẾT LUẬN 145
    2. NHỮNG KIẾN NGHỊ 146
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 148
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 149
    PHỤ LỤC



    vi
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

    Chữ viết tắt Viết đầy đủ
    CNC Máy điều khiển số
    (Computer Numerical Controlled machines)
    ĐC Đối chứng
    ĐH Đại học
    HTLH Học tập linh hoạt
    HTM
    HS
    NCHT
    Học tập mở
    Học sinh
    Nhu cầu học tập
    PADH
    PCHT
    Phương án dạy học
    Phong cách học tập
    PPDH Phương pháp dạy học
    PTDH
    RLKNDH
    TCLH
    Phương tiện dạy học
    Rèn luyện kĩ năng dạy học
    Tiếp cận linh hoạt
    THPT Trung học phổ thông
    TN Thực nghiệm
    TSL Tâm sinh lí
    TTSP
    SVĐHSP
    Thực tập sư phạm
    Sinh viên đại học sư phạm




    vii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
    Trang
    Bảng:
    Bảng 2.1. Mức độ cần thiết của linh hoạt phương án dạy học . 54
    Bảng 2.2. Các điều kiện linh hoạt phương án dạy học 55
    Bảng 2.3. Mức độ quan trọng của rèn luyện kĩ năng dạy học 57
    Bảng 2.4. Mức độ tham gia của sinh viên khi rèn luyện các kĩ năng
    dạy học . 57
    Bảng 2.5. Mức độ tích cực của sinh viên khi rèn luyện các kĩ năng
    dạy học . 58
    Bảng 2.6. Mức độ hài lòng của sinh viên với kết quả RLNVSP . 59
    Bảng 2.7. Mức độ khó khăn khi TTSP 60
    Bảng 2.8. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học ở đại học
    sư phạm . 63
    Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các biện pháp dạy học ở đại học
    sư phạm. 65
    Bảng 2.10. Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học ở ĐHSP . 65
    Bảng 2.11. Mức độ chú ý các tương tác trong dạy học ở đại học
    sư phạm. . 66
    Bảng 2.12. Đánh giá kết quả kiến tập, thực tập của sinh viên 67
    Bảng 2.13. Thái độ của GVPT khi SVTTSP xin dự giờ 69
    Bảng 2.14. Hành vi của GVPT khi SVTTSP xin dự giờ . 70
    Bảng 2.15. Năng lực dạy học của sinh viên TTSP 74
    Bảng 2.16. Năng lực dạy học của giáo viên trẻ . 74
    Bảng 4.1. Tính khả thi 117
    Bảng 4.2. Tính hiệu quả 118
    Bảng 4.3. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 120
    Bảng 4.4. Nhu cầu học tập Modul 1 123
    Bảng 4.5. Nhu cầu học tập Modul 2 123


    viii
    Bảng 4.6. Nhu cầu học tập Modul 3 123
    Bảng 4.7. Phong cách học tập của sinh viên TTSP . 124
    Bảng 4.8. Tiêu chí đánh giá thiết kế bài học . 127
    Bảng 4.9. Tiêu chí đánh giá bài tập nghiên cứu KHGD 129
    Bảng 4.10. Tiêu chí đánh giá thực hành kĩ năng viết bảng 130
    Bảng 4.11. Kết quả rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học . 132
    Bảng 4.12. Kết quả xếp loại rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học . 133
    Bảng 4.13. Kết quả rèn luyện kĩ năng nghiên cứu . 133
    Bảng 4.14. Kết quả xếp loại rèn luyện kĩ năng nghiên cứu . 133
    Bảng 4.15. Kết quả rèn luyện kĩ năng viết bảng 133
    Bảng 4.16. Kết quả xếp loại rèn luyện kĩ năng viết bảng 134
    Bảng 4.17. Điểm trung bình phần trăm của nhóm thực nghiệm
    (tính theo %) . 134
    Bảng 4.18. Điểm trung bình phần trăm của nhóm đối chứng
    (tính theo %) 135
    Bảng 4.19. Số sinh viên đạt điểm xi cả 3 nội dung 137
    Bảng 4.20. Số % sinh viên đạt điểm xi . 137
    Bảng 4.21. Số % sinh viên đạt điểm xi trở lên 137
    Bảng 4.22. Cơ sở tính toán phương sai nhóm thực nghiệm . 138
    Bảng 4.23. Cơ sở tính toán phương sai nhóm đối chứng . 139

    Hình:
    Hình 4.1. Đồ thị so sánh mức độ đạt mục tiêu dạy học . 135
    Hình 4.2. Số sinh viên đạt được điểm xi . 141
    Hình 4.3. Tần suất số sinh viên đạt được điểm xi trở lên 141


    1

    MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 xem
    việc phát triển kỹ năng thực hành của sinh viên là một trong những mục tiêu
    hàng đầu và đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những giải
    pháp chiến lược quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu trên [5].
    Trong QTDH, ngoài sự quy định của mục tiêu và nội dung dạy học,
    PPDH chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được lựa chọn và sử dụng phù hợp với
    phương tiện dạy học (PTDH), đặc điểm nhận thức, trình độ, phong cách học
    tập (PCHT) và môi trường học tập của sinh viên.
    Thực tập sư phạm (TTSP) là khâu thực hành nghề rất quan trọng
    trong quá trình đào tạo giáo viên. Tổ chức tốt thực tập sư phạm là cơ sở
    quan trọng để bổ sung, củng cố, khắc sâu và mở rộng những tri thức lý luận
    chuyên môn, nghiệp vụ đã được học trong trường sư phạm; đồng thời hình
    thành, trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp cho các giáo sinh, là cơ sở để họ
    thực hiện tốt các nhiệm vụ và thích ứng nhanh trong môi trường công tác sau
    này. Để có kĩ năng sư phạm sinh viên nhất thiết phải được luyện tập trong
    hoạt động thực tiễn, phải được trải nghiệm trong thực tế. Hình thành kĩ năng
    sư phạm cho sinh viên sẽ được hoàn thiện khi họ tham gia thực hành nó ở
    các trường phổ thông.
    Tuy nhiên, thực tế dạy học các kĩ năng sư phạm tại các trường THPT
    trong TTSP cho sinh viên Đại học Sư phạm cho thấy, PTDH của các trường
    THPT khác nhau là khác nhau, trình độ, PCHT và môi trường học tập của
    các sinh viên có sự khác nhau. Những thay đổi về sự khác nhau đó có tác
    động sâu sắc đến kết quả học tập của sinh viên. Do đó, để nâng cao chất
    lượng và hiệu quả dạy học các KNSP, giảng viên phải lựa chọn và sử dụng 2

    PPDH phù hợp với những thay đổi hoặc khác nhau có thể xảy ra đối với
    PTDH, trình độ, PCHT và môi trường học tập của sinh viên. Hay nói cách
    khác, với vai trò là chủ thể của QTDH, giảng viên phải có khả năng linh hoạt
    PPDH tương ứng với những thay đổi hoặc khác nhau của PTDH, trình độ,
    PCHT và môi trường học tập trong TTSP. Có như vậy, mới tạo được nhiều
    cơ hội học tập cho sinh viên, kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
    khai thác được hết các tiềm năng vốn có của họ.
    Hiện nay, việc rèn luyện tay nghề cho sinh viên ở các trường đại học
    đã có nhiều cố gắng và thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn
    chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội về người
    giáo viên THPT. Đội ngũ giáo viên trẻ, mới tốt nghiệp chưa đáp ứng được
    các yêu cầu về giảng dạy, còn yếu việc thực hiện các kĩ năng dạy học. Ở
    sinh viên sư phạm, khái niệm kĩ năng dạy học cũng được hiểu mơ hồ. Thực
    hành ở các trường THPT rồi vẫn còn lúng túng, thiết kế bài học sai quy
    trình, không thể hiện được các nhiệm vụ dạy học trong đó; Viết bảng chậm,
    chữ xấu, bố cục bất hợp lí; Tìm hiểu học sinh, giao tiếp với học sinh thiếu tự
    tin, không hiệu quả.
    Nguyên nhân là quá trình đào tạo và rèn luyện ở trường đại học còn
    nặng tính hàn lâm; Chưa chú ý nhiều đến các đặc điểm sinh viên; Sinh viên ít
    được thực hành. Quá trình TTSP được tổ chức trong môi trường làm việc
    cứng nhắc, gò bó về không gian, thời gian; Các hình thức rèn luyện kĩ năng
    dạy học nghèo nàn, chưa có nhiều phương án rèn luyện để tạo ra nhiều cơ hội
    giúp sinh viên học tập hiệu quả.
    Lý luận và thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu nâng
    cao chất lượng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ở các trường đại học
    sư phạm. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề đã nêu, chúng tôi chọn
    nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư
    phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm”. 3

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học theo tiếp cận linh hoạt cho
    sinh viên ĐHSP trong TTSP nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng dạy
    học cho sinh viên ĐHSP nói riêng, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên
    THPT nói chung.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình rèn luyện các kĩ năng dạy học cho
    sinh viên sư phạm ở các trường đại học.
    - Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng cách tiếp cận linh hoạt để tổ chức rèn
    luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm trong thực tập sư phạm.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên các trường đại học sư
    phạm được tổ chức theo hướng tiếp cận linh hoạt với các biện pháp tổ chức đa
    dạng các phương án dựa vào những thay đổi của các điều kiện phương tiện
    học tập, đặc điểm sinh viên, đặc điểm môi trường học tập trong thực tập sư
    phạm thì hiệu quả rèn luyện kĩ năng dạy học nói riêng, chất lượng đào tạo
    giáo viên nói chung được nâng cao.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về rèn luyện kĩ năng dạy học theo tiếp cận
    linh hoạt trong thực tập sư phạm.
    5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh
    viên ở các trường đại học theo tiếp cận linh hoạt.
    5.3. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên
    ĐHSP theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm.
    5.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm.
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
    Đào tạo giáo viên THPT cần rèn luyện nhiều kĩ năng sư phạm khác
    nhau, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, chúng tôi chỉ tập trung 4

    tìm hiểu các kĩ năng dạy học cơ bản trong TTSP là: Kĩ năng thiết kế bài học,
    kĩ năng trình bày bảng và kĩ năng nghiên cứu người học và việc học.
    Việc rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm diễn ra ở
    trường đại học và thực tập tại các trường thực hành nhưng trong luận án này
    chúng tôi chỉ nghiên cứu quá trình RLKNDH cho sinh viên ĐHSP trong thực
    tập sư phạm.
    6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
    Nghiên cứu thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ở các
    trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Đại học Vinh và Đại học Tây Nguyên.
    Nghiên cứu đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh
    viên ĐHSP theo tiếp cận linh hoạt qua thực tập sư phạm.
    Thực nghiệm sư phạm ở 4 đoàn sinh viên trường Đại học Vinh trên địa
    bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở tỉnh Nghệ An, luận án chọn nghiên cứu 1
    đoàn sinh viên TTSP làm thực nghiệm và 1 đoàn khác làm nhóm đối chứng.
    Tương tự, ở tỉnh Hà Tĩnh, luận án cũng chọn một đoàn sinh viên TTSP làm
    nhóm thực nghiệm và 1 đoàn khác làm nhóm đối chứng.
    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
    - Phương pháp tiếp cận hoạt động:
    Rèn luyện các kĩ năng dạy học của sinh viên được thực hiện thông qua
    hoạt động TTSP tại trường THPT. Việc nghiên cứu quá trình rèn luyện các kĩ
    năng dạy học phải thông qua thực tiễn hoạt động TTSP của sinh viên trong
    đợt thực tập. Điều này có nghĩa là nghiên cứu thông qua quan sát, nghiên cứu
    hành vi thực tập của sinh viên giải quyết các bài tập tình huống và đánh giá
    kết quả thực tập của sinh viên.
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống:
    Con người là một thực thể xã hội. Hành vi của cá nhân được xem xét là
    kết quả tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc 5

    nghiên cứu quá trình rèn luyện kĩ năng dạy học trong TTSP của sinh viên
    trong mối quan hệ tương hỗ của nhiều yếu tố như: sự hiểu biết về các kĩ năng
    dạy học của sinh viên, tình cảm nghề nghiệp của sinh viên, tính tích cực của
    sinh viên, yếu tố về cơ sở vật chất, về cách thức tổ chức rèn luyện, về giảng
    viên hướng dẫn
    - Phương pháp tiếp cận phức hợp:
    Đề tài nghiên cứu không chỉ nhìn nhận vấn đề rèn luyện kĩ năng dạy
    học cho sinh viên dưới góc độ Giáo dục học mà còn là dưới góc độ của nhiều
    chuyên ngành khoa học tâm lí như: Tâm lí học dạy học, tâm lí học lứa tuổi và
    tâm lí học sư phạm, tâm lí học phát triển, tâm lí học hoạt động
    7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
    7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Tác giả đã sử dụng các
    phương pháp nghiên cứu lí luận như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
    trong quá trình đọc các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan của các
    tác giả đi trước nhằm xây dựng cơ sở lí luận của luận án
    7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra: bằng phỏng vấn trực tiếp và bằng phiếu hỏi
    nhằm phát hiện thực trạng nhận thức của giáo viên THPT, của giảng viên
    ĐHSP về tiếp cận linh hoạt trong dạy học; phát hiện thực trạng nhận thức của
    sinh viên về kĩ năng dạy học và rèn luyện kĩ năng dạy học.
    - Phương pháp quan sát: qua hoạt động dạy ở trường đại học, qua hoạt
    động dự giờ các môn nghiệp vụ sư phạm ở trường đại học của đồng nghiệp,
    qua hoạt động dự giờ hướng dẫn của giáo viên THPT, dự giờ tập giảng của
    sinh viên nhằm đánh giá thực trạng tổ chức RLKNDH và thực trạng kết quả
    RLKNDH cho sinh viên đại học sư phạm
    - Phương pháp chuyên gia: Qua các buổi tọa đàm, semina, gặp gỡ trao
    đổi với các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục học nhằm tìm hiểu thêm thông tin 6

    cho nghiên cứu thực trạng RLKNDH cho sinh viên, các biện pháp nâng cao
    chất lượng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên theo TCLH qua TTSP.
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành trên đối tượng là sinh
    viên năm thứ 4 của trường Đại học Vinh đang đi TTSP ở các trường THPT
    hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với hệ thống các biện pháp rèn luyện kĩ năng
    dạy học theo TCLH nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của các biện
    pháp mà luận án đề xuất , đồng thời chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết
    khoa học đã nêu.
    - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Qua nghiên cứu chấm giáo án,
    chấm bài tập nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá mức độ đạt kết quả học
    tập của sinh viên khi rèn luyện các kĩ năng dạy học qua TTSP
    7.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lí các dữ liệu thu được về
    mặt thống kê nhằm phân tích, đánh giá, đưa ra các kết luận khoa học có ý
    nghĩa với nghiên cứu của luận án.
    8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
    Luận án góp phần làm phong phú và đa dạng hóa những cách tiếp cận
    mới hướng vào việc rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên các trường đại
    học sư phạm, đó là tiếp cận linh hoạt, về cả lí luận và thực tiễn.
    8.1. Về lí luận
    Trên cơ sở các lý thuyết học tập, TCLH liên quan đến học tập linh hoạt,
    phong cách học tập, điều kiện học tập, phương tiện học tập của người học đã
    góp phần tạo nên một cách tiếp cận mở trong dạy học, phù hợp với định
    hướng phát triển xã hội học tập ở Việt Nam. Đưa cách tiếp cận này bước đầu
    vận dụng vào chương trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm để mở ra
    không gian “mở” hơn, nhiều lựa chọn hơn trong học tập và đào tạo, nhất là
    rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong TTSP cho SVSP.
    Phát triển các khái niệm về tiếp cận linh hoạt, tiếp cận linh hoạt trong
    dạy học và tiếp cận linh hoạt trong RLKNDH qua TTSP. 7

    Xây dựng hệ thống lí luận về rèn luyện kĩ năng dạy học theo tiếp cận
    linh hoạt trong TTSP. Đề xuất được hệ thống gồm 4 biện pháp rèn luyện kĩ
    năng dạy học trong TTSP cho sinh viên với đa dạng các phương án dựa theo
    những biến đổi của các yếu tố trong quá trình TTSP, tạo nên nhiều cơ hội học
    tập và nâng cao thành tích học tập cho sinh viên.
    8.2. Về thực tiễn
    + Phát hiện được thực trạng nhận thức của sinh viên và giảng viên về kĩ
    năng dạy học, về tiếp cận linh hoạt trong dạy học.
    + Phát hiện ra thực trạng chất lượng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh
    viên đại học sư phạm.
    + Phát hiện thực trạng vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức
    dạy học, nội dung dạy học ở trường đại học trong luyện kĩ năng dạy học cho
    sinh viên đại học sư phạm dưới góc độ tiếp cận linh hoạt
    + Thực nghiệm sư phạm chứng minh các biện pháp mà luận án đề xuất
    là khả thi và áp dụng hiệu quả, có góp phần nâng cao chất lượng rèn nghề cho
    sinh viên.
    9. LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
    Có nhiều cách tiếp cận mang tính truyền thống về RLKHDH đã được
    nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới
    phương thức đào tạo ở Đại học nói chung, các trường ĐHSP nói riêng thì cần
    lựa chọn một cách tiếp cận mới để vừa phù hợp với hoàn cảnh vừa đảm bảo
    nâng cao chất lượng RLKNDH. TCLH có những ưu thế đặc biệt để đáp ứng
    được cả về lý luận và thực tiễn. Trong luận án này, TCLH được vận dụng vào
    quá trình RLKNDH cho SV ĐHSP trong quá trình đào tạo nói chung và đặc
    biệt trong TTSP. Luận án sẽ lí giải cơ sở lí luận của TCLH đối với quá trình
    RLKNDH và vận dụng vào thực tiễn thông qua các biện pháp được kiểm
    chứng bằng thực nghiệm và khảo nghiệm. 8

    - RLKNDH trong TTSP đóng vai trò quan trọng và cần thiết. RLKNDH
    cho sinh viên ĐHSP theo TCLH trong TTSP là một hướng nghiên cứu mới
    mẻ và chưa có tác giả nào nghiên cứu.
    - Thực trạng RLKNDH cho sinh viên ĐHSP đã có những bước tiến
    nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
    - Tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên ĐHSP trong TTSP
    bằng nhiều phương án khác nhau dựa trên những biến đổi về phương tiện dạy
    học (PTDH), đặc điểm nhận thức, trình độ, phong cách học tập (PCHT) và
    môi trường học tập của sinh viên có tính khả thi, tính hiệu quả và có nâng cao
    chất lượng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên.
    10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, những kiến nghị, mục lục, tài liệu tham
    khảo thì đề tài gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận về rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại
    học sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP
    Chương 2: Thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học
    sư phạm theo tiếp cận linh hoạt
    Chương 3: Biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên đại học
    sư phạm theo tiếp cận linh hoạt trong TTSP
    Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
     
Đang tải...