Báo Cáo Rèn luyện kĩ năng bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric - sáng kiến kinh ng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    TỔNG QUAN
    I. Lí do chọn đề tài:
    - Hoá học là môn khoa học cơ bản trong các trường THCS và THPT. Đây là
    môn các em mới được trang bị kiến thức từ khi học lớp 8 bậc THCS. Tuy nhiên, đây
    cũng là môn thường xuyên sử dụng thi tốt nghiệp THPT và là một trong ba môn bắt
    buộc trong kì thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ, THCN khối A, B.
    - Kể từ năm 2007, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chuyển cấu trúc thi tuyển sinh
    đại học, cao đẳng môn hoá từ tự luận sang trắc nghiệm 100%. Điều đó cũng đồng
    nghĩa trong vòng 90 phút, học sinh phải thật bình tĩnh để lựa chọn phương án trả lời tối
    ưu nhất trong thời gian ngắn nhất.Nắm bắt được điều đó, các giảng viên đại học, cao
    đẳng, các chuyên gia và các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm đã xuất bản rất nhiều sách
    và tài liệu tham khảo về các phương pháp giải nhanh trắc nghiệm. Một vài phương
    pháp phải kể đến là: bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn điện tích,
    phương pháp đường chéo, trung bình, đồ thị và một phương pháp khá hữu hiệu là
    phương pháp qui đổi.
    - Với xu thế trắc nghiệm khách quan hiện nay thì “ nhanh và chính xác” là hai
    yếu tố rất quan trọng trong khi làm bài kiểm tra cũng như trong các kì thi. Vì vậy, vận
    dụng được các phương pháp giải nhanh chưa đủ mà kĩ năng bấm máy tính cũng góp
    phần vào việc giải nhanh bài tập trắc nghiệm. Trong việc bấm máy tính cũng thể hiện
    được “phương pháp giải” và “ khả năng tư duy trừu tượng” của học sinh khi làm bài.
    Nếu có dịp quan sát học sinh khi làm bài chúng ta không khỏi ngạc nhiên có những
    học sinh bấm máy tính “nhanh như chớp” và có học sinh bấm máy “chậm như rùa”.
    - Hơn thế nữa, thông qua các đề thi đại học, cao đẳng hiện nay tôi nhận thấy
    trong đề thi có nhiều bài tập liên quan đến axit nitric. Và để giải nhanh những bài tập
    đó chúng ta thường áp dụng phương pháp bảo toàn electron và phương pháp qui đổi.
    - Qua 3 năm giảng dạy ở trường THPT kết hợp với những kiến thức tích luỹ
    được khi ngồi trên giảng đường đại học tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng “ Rèn luyện kĩ
    năng bấm máy tính để giải nhanh bài toán trắc nghiệm về axit nitric”.
    II. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu những dạng bài toán về axit nitric thường gặp trong các đề thi
    tuyển sinh đại học, cao đẳng.
    - Đề xuất những ý tưởng để giải nhanh bài toán axit nitric trên máy tính, góp
    phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn ở trường phổ thông và là hanh trang vững
    chắc để các em chuẩn bị bước vào kì thi TSĐH.
    - Bản thân có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các ý tưởng đó vào công
    tác giảng dạy của bản thân sau này.
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu nội dung “axit nitric lớp 11”. Đồng thời tìm ra những dạng bài tập
    điển hình thường gặp trong các đề thi TSĐH.
    - Nghiên cứu phương pháp bảo toàn electron, phương pháp qui đổi và vận dụng
    phương pháp đó để giải bài tập trắc nghiệm.
    - Tìm ra hướng giải quyết nhanh các bài toán đó dựa vào kĩ năng bấm máy tính.
    IV. Đối tượng nghiên cứu
    - Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng học sinh ở trường THPT Chương Mỹ B
    Hà Nội để kết luận những ý tưởng, giả thuyết mà đề tài đưa ra cần bổ sung gì không.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    + Bước 1: Trên cơ sở nắm vững nội dung trọng tâm bài axit nitric ở lớp 11 và
    nghiên cứu kĩ những câu hỏi thi TSĐH liên quan đến bài tập axit nitric, tác giả đã lựa
    chọn, sưu tầm những bài tập trắc nghiệm được giải nhanh bằng phương pháp bảo toàn
    electron và phương pháp qui đổi.
    + Bước 2: Đưa ra những ý tưởng để giải nhanh những bài tập đã chọn ở bước 1
    trên máy tính (Casio fx 500MS, ).
    + Bước 3: Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh.
    + Bước 4: Thu thập và xử lý số liệu, rút ra kết luận.
    VI. Phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài.
    - Do điều kiện thời gian và hạn chế của một sáng kiến kinh nghiệm nên đề tài
    chỉ có thể nghiện cứu trên phạm vi hẹp (thực nghiệm ở 1 trường THPT nơi tác giả
    công tác) và chỉ nghên cứu những bài tập nhỏ có khả năng giải nhanh trên máy tính.
    - Phạm vi áp dụng:
    + Kim loại, hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3 hoặc hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc
    + Bài toán kim loại, oxit tác dụng với axit HNO3.
    + Bài toán kim loại, hợp chất với lưu huỳnh tác dụng với HNO3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...