Tiến Sĩ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học Sinh học 11 trung học phổ thông.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. Ngày nay, khối lượng thông tin, tri thức của nhân loại là rất lớn, những gì học sinh (HS) học được trong trường không đáng là bao so với kho tàng tri thức của nhân loại, và cũng còn quá ít so với nhu cầu sử dụng trong cuộc sống sau này. Để thích ứng với xã hội hiện đại, buộc mỗi người phải học không chỉ trong thời gian ở nhà trường mà học tiếp cả cuộc đời; học mọi lúc, mọi nơi, học tất cả những gì mà họ cần để sống, để làm việc và phát triển. Báo cáo của UNESCO [4,66,67,83]: “Học tập- một kho báu tiềm ẩn”, đã xác định học tập suốt đời là một trong những chìa khóa nhằm vượt qua những thách thức của thế kỷ 21, với đề nghị gắn nó với 4 trụ cột của giáo dục: “Học để hiểu, học để làm, học để hợp tác, cùng chung sống và học để làm người”, hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Muốn thực hiện điều này đòi hỏi trong dạy học ngày nay, phải dạy cho HS cách học trong đó chủ yếu là kỹ năng (KN) học, để phát triển năng lực học tập cho HS; học không chỉ học tri thức của nhân loại mà học cả cách tìm ra tri thức và những KN cần thiết để có thể học một cách độc lập và chủ động. Theo cách hiểu này, kiến thức chưa phải là đích cuối cùng, mà qua kiến thức phải thúc đẩy được động cơ, hình thành được phương pháp, KN học hay nói cách khác là hình thành năng lực học mới là mục đích cuối cùng của dạy học.
    Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12/1996) [19] đã khẳng định: “ đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo ở người học; từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tập trung nâng cao chất lượng, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp trong toàn dân, nhất là Thanh niên, ”.Định hướng trên đã được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), điều 28.2 [55]: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”.
    Với tinh thần đó, những năm gần đây, giáo dục đào tạo đã có nhiều thay đổi cả về lượng và chất, từ chỗ dạy học thụ động đã chuyển sang dạy học tích cực, người học vừa là chủ thể vừa là đích cuối cùng của quá dạy học, tạo mọi điều kiện để tiềm năng mỗi cá nhân được bộc lộ, phát triển; biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Như vậy, mục tiêu dạy học ngày nay đã chuyển từ mục tiêu hình thành kiến thức là chủ yếu sang hình thành năng lực cho HS. Trong đó năng lực tự học (TH) là cơ bản, quan trọng giúp cho người học có thể học suốt đời.
    1.2. Sinh học 11 (SH11) - nghiên cứu về hoạt động sống ở cấp cơ thể (cơ thể đa bào) với bốn đặc trưng: chuyển hóa vật chất và năng lượng (CHVC&NL), cảm ứng, sinh trưởng và phát triển (ST&PT), sinh sản, thông qua hai giới thực vật (TV) và động vật (ĐV). Nội dung (ND) trong sách giáo khoa (SGK) trình bày lần lượt phần A là TV, phần B là ĐV, mỗi phần đều nêu các hoạt động sống: CHVC&NL, cảm ứng, ST&PT, sinh sản. Để hình thành kiến thức sinh học cấp cơ thể, HS phải sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào hệ thống theo từng hoạt động sinh lý ở TV, ĐV và giữa ĐV với TV. Học tập theo con đường lôgic như vậy thực chất là thực hiện quan điểm lý thuyết kiến tạo. Đó là sự cần thiết để rèn luyện kỹ năng tự học (KNTH) cho HS [40,42,44].
    1.3. Qua khảo sát cho thấy, năng lực TH của HS còn yếu, phần lớn HS còn thiếu KNTH cơ bản để TH SH11, đặc biệt là KN sáp nhập kiến thức - KN cốt lõi để đạt được kiến thức cấp cơ thể. Nguyên nhân chính là do: đa phần HS nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của SH11 còn hạn chế; động cơ, hứng thú với môn học còn thấp; thời lượng dành cho TH SH11 chưa nhiều; việc TH SH11 của HS chưa hiệu quả; phần lớn giáo viên (GV) chưa xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để học SH11 và biện pháp hình thành; GV vẫn nặng về dạy kiến thức mà qua dạy kiến thức chưa hình thành KNTH cho HS [39].
    1.4. Vấn đề TH đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, tuy nhiên câu trả lời cho câu hỏi: Tựhọc SH11 cần những KN nào? KN nào là cốt lõi? Thực hiện KN đó ra sao? Cần rèn luyện như thế nào để HS đạt được KN đó? vẫn cần tiếp tục hoàn thiện.
    Với mong muốn nâng cao KNTH cho HS trong học tập SH11, chúng tôi chọn vấn đề: Rèn luyện cho học sinh KNTH trong dạy học SH11 Trung học phổ thông (THPT) làm đề tài nghiên cứu.
    2. MỤC TIÊU
    Xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để TH SH11; xây dựng và sử dụng được các biện pháp rèn luyện các KN đó một cách khoa học, nhằm nâng cao KNTH cho HS trong học tập SH11.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng
    Hệ thống các KNTH SH11 và biện pháp hình thành.
    3.2. Khách thể
    Quá trình dạy học SH11.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để TH SH11 và có biện pháp rèn luyện các KN đó một cách hợp lý, sẽ nâng cao được KNTH cho HS trong học tập SH11.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...