Tiểu Luận rèn kỹ năng đọc học sinh lớp 1

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1/ Mở đầu:
    Trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam đã coi Tiếng Việt là một môn học trung tâm, làm nền móng các môn học khác.
    Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên.Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói,đọc,viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác ở lớp Một các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt khá - giỏi. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm tòi ngõ hầu góp một phần nào đó cho việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một.
    2/ Cơ sở lý luận.

    Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một đoạn thơ ngắn vv
    Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ, câu mà các em viết.
    3/ Cơ sở nghiên cứu
    Tôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 1. Các tài liệu liên quan: Sách Giáo Viên, Sách Giáo Khoa, Các Tham Luận dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp Một, Các ấn phẩm: để học tốt, dạy tốt môn tiếng việt lớp Một vv .
    4/ Cơ sở thực tiễn
    Trong phạm vi ở Trường Tiểu học Nghi Sơn, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
    a/ Thuận lợi:
    + Giáo viên:
    - Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.

    Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.
    + Học sinh:

    Ở độ tuổi 6 – 7 tuổi của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv .
    b/ Khó khăn
    Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau:
    + Giáo viên:
    Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế.
    + Học sinh:

    Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển,học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
    Còn một phần không ít phụ huynh ở vùng biển, không và chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến lớp cũng như nhắc nhở các em học bài, đọc bài ở nhà.
    Cá biệt còn có trường hợp học sinh theo cha mẹ làm ăn xa ở miền nam ,vv . Đưa cả con đi theo, làm gián đoạn việc học tập của các em trong một thời gian dài: một học kì, nửa kì gây ảnh hưởng đến độ liên tục của bài học trong chương trình làm mất bài học, hổng kiến thức của học sinh.
    c/ Nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh của Trường Tiểu học Nghi Sơn qua khảo sát điều tra kiến thức đầu năm.

    Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu Giáo và số học sinh
    Không đi học Mẫu Giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó không đi học Mẫu Giáo.

    Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo và kết quả điều tra đầu năm 2012 – 2013 thu được như sau:
    Tình hình học sinh: lớp 1A sĩ số : 31 học sinh

    Học sinh không đi học Mẫu Giáo : 3 em
    Học sinh đi học không đều : 9 em
    Học sinh đi học đều : 19 em
    Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái:

    Học sinh không biết chữ cái nào : 10 em
    Biết một số chữ cái : 10 em
    Nhận biết hết : 11 em
    Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao.
    Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác, cố gắng trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học. Nhận thức rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh tôi đã có những biện pháp cụ thể sau
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...