Luận Văn Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A - PHẦN MỞ ĐẦU

    I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    1/ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Ngôn ngữ còn là hiện thực trực tiếp của tư tưởng:

    Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng tình cảm của loài người. Môn Tiếng việt rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Bởi vì nếu học sinh tiểu học không có vốn từ vựng Tiếng việt thì không sử dụng đúng Tiếng việt sẽ rất khó khăn trong giao tiếp và trong học tập. Chương trình tiểu học mới nói chung và lớp 2 nói riêng xác định mục tiêu của môn Tiếng việt ở bậc tiểu học là:

    - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

    Thông qua việc dạy học Tiếng việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.

    - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội. Tự nhiên và con người, về văn hoá văn học của Việt Nam và nước ngoài.

    - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành, nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    2/ Xuất phát từ nhiệm vụ của dạy đọc ở tiểu học:

    - Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức (không hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác.

    Ví dụ: Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nêu không hiểu điều đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng, hay chính nhờ hiểu đúng mới đọc đúng. Vì vậy trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào.

    - Đọc là giáo dục lòng ham đọc sách hình thành phương pháp và thói quen làm việc với bản bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho học sinh thích đọc, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.

    - Về đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách phân môn tập đọc còn có nhiệm vụ.

    + Làm giàu kiến thức ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.

    + Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.

    + Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.

    3/ Xuất phát từ tính tất yếu phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng việt trong chương trình mới:

    Môn Tiếng việt trong chương trình tiểu học mới, thực hiện sự đổi mới cả về mục tiêu - nội dung và phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, các đánh giá kết quả của học sinh.

    Hiện nay mục tiêu giáo dục đã được xác định rõ ràng. Chương trình SGK tương đối ổn định - nội dung Chính vì vậy để thường xuyên nâng cao chất lượng dạy học thì phương pháp dạy học càng trở nên quan trọng vô cùng.

    Tầm quan trọng đó phải được thể hiện theo quan điểm: “Dạy học lấy học sinh trung tâm”. Nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Do đó chúng ta có thể khẳng định rằng: Việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học đọc nói riêng, là một việc làm rất cần thiết và thường xuyên để nâng cao chất lượng dạy học tập đọc. Tạo cho học sinh nắm được các kiến thức kỹ năng theo yêu cầu của môn học đúng, để hiểu được nội dung được đọc. Tôi còn vận dụng các phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trình độ của học sinh thực tế ở lớp học, trường ở vùng miền núi là cần thiết góp phần thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy theo quan điểm giao tiếp.

    4/ Thực trạng ở trường Tiểu học hiện nay:

    Việc dạy đọc bên cạnh những thành công còn có những hạn chế: Học sinh chưa đọc được như ta mong muốn, đọc chưa đúng ở những chỗ ngắt nhịp vì các em chưa hiểu được nội dung câu thơ câu văn nên các em ngắt nghỉ không đúng với nội dung biểu cảm của tác giả.

    Học sinh chưa hiểu cách nói văn chương, vốn lý luận chưa có các em thường ngắt giọng giữa từ ghép, các em chưa đọc đúng chỗ nào cần lên giọng, chỗ nào cần học giọng xuống khi đọc câu hỏi giọng đọc các em còn đều đều chưa toát lên được nội dung câu hỏi. Khi đọc các câu hội thoại các em chưa phân biệt được giọng của nhân vật, giọng của tác giả.

    - Giáo viên tiểu học còn lúng túng các bước khi dạy tập đọc theo chương trình mới, vận dụng quy trình còn máy móc dạy còn theo sách giáo viên, sách thiết kế bài soạn chứ không chú ý đến đặc thù của địa phương.

    Cần đọc bài tập đọc (mỗi dạng thơ, văn xuôi) như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh dân tộc thiểu số, làm thế nào để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu một nội dung để đọc hay hơn, diễn cảm hơn. Làm thế nào để để hiểu được “văn” Làm sao để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, với cách dạy như thế nào để cho những gì được đọc hiểu và tác động và chính cuộc sống các em Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ tập đọc từ thực trạng đó nên dẫn đến giờ dạy hiệu quả chưa cao mà trong chương trình chưa có hướng dẫn cụ thể, chưa đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy.

    Xuất phát từ những lý do vừa nêu trên trong luận văn này chúng tôi chọn nghiên cứu về đề tài: “Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...