Luận Văn Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống xã hội, con người luôn phải giao tiếp với nhau. Có nhiều cách giao tiếp khác nhau, song phổ biến và chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trò chuyện, trao đổi tin tức, bày tỏ tư tưởng tình cảm, học tập tri thức khoa học . Chính vì vậy, ngay từ bài giảng trong nhà trường tiểu học, cần phải dạy cho học sinh hiểu các kiểu giao tiếp và phải nắm được hàng loạt các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Cùng với các môn học bắt buộc ở tiểu học, môn Tiếng Việt giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của con người Việt Nam trong thế kỉ 21 - thế kỉ của thông tin, tri thức và trí tuệ. Ngoài ra còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
    Năm học 2011-2012 là năm học tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục đồng thời là năm học đầu tiên thực hiện điều chỉnh giảm tải một số nội dung các môn học sao cho phù hợp với học sinh. Tất cả các môn học trong chương trình lớp 4 đều có những điểm mới rõ rệt. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn có nhiều điểm mới nhất như chương trình Tập làm văn lớp 4 cũ dạy ba loại văn : miêu tả, kể chuyện, thuật chuyện. Các loại bài học Tập làm văn không nhằm hình thành kiến thức về thể loại mà chủ yếu dạy thực hành, trọng tâm là dạy nói, viết thành bài. Nhưng trong nội dung chương trình lớp 4 mới lại khá phong phú. Học sinh được học một số loại văn cơ bản như : kể chuyện, miêu tả, viết thư và một số loại văn bản khác ( trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, tóm tắt tin tức và điền vào các giấy tờ in sẵn ). Chương trình tập làm văn lớp 4 mới dành nhiều thời gian cho hai loại văn kể chuyện và miêu tả. Như chúng ta đã biết kể chuyện và nghe chuyện là một nhu cầu trong cuộc sống, sinh hoạt của xã hội loài người, bởi chức năng thông tin, giải trí và cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật của nó. Đặc biệt với trẻ em, truyện kể giúp các em nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng trái tim, vì thế kể chuyện là một nhu cầu cần thiết yếu đối với các em ngay từ tuổi nhỏ.
    Hơn bất kì loại hình thức nào khác, kể chuyện bồi dưỡng đời sống tâm hồn và đem lại niềm vui cho trẻ, đồng thời trau dồi vốn sống, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ của bản thân để các em kể lại truyện.
    Ở tiết văn kể chuyện, giáo viên và học sinh được giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên, được sống trong giây phút hồi hộp và xúc cảm.
    Nếu người giáo viên dạy tốt tiết văn kể chuyện chính là động lực mang lại hiệu qủa cho các tiết học khác và các môn học khác. Đồng thời cũng là điều kiện tốt cho sự phát triển năng khiếu ở nhiều học sinh, tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau.
    Đã từ lâu văn kể chuyện đã được đưa vào chương trình tiểu học. Học sinh tiểu học cần sớm học văn kể chuyện vì đây là phương thức tự sự đã ổn định, được sử dụng nhiều trong đời sống, trong nhà trường và trong văn học . Từ thủa còn thơ, trẻ em đã sớm học và tập dùng văn kể chuyện. Ở trường tiểu học, có nắm được văn kể chuyện, học sinh mới dần dần có cơ sở để hiểu rõ hơn các bài tập đọc trích từ truyện ngắn, truyện dài, viết dựa trên phương thức tự sự.
    Hiện nay, ở tiểu học, theo chương trình mới, văn kể chuyện được bắt đầu dạy từ lớp 2. So với văn miêu tả thì văn kể chuyện là thể loại gần gũi với trẻ em. Cùng với các thể loại khác, văn kể chuyện sẽ giúp cho học sinh rèn luyện ngôn ngữ một cách toàn diện. Mặt khác, nắm vững và thực hành tốt về văn kể chuyện sẽ góp phần nâng cao năng lực tư duy, phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Qua những bài văn mẫu mà các em đã được tiếp xúc trong sách giáo khoa, các em có điều kiện tốt để thưởng thức, phân tích tác phẩm văn học, từ đó các em sẽ nâng cao nhận thức về tư tưởng, tình cảm để thực hiện tốt các chức năng giáo dục, giáo dưỡng của qui trình đào tạo.
    - Tập làm văn quan trọng như vậy, song cho đến nay :
    Những tài liệu để giáo viên nghiên cứu về phân môn này cũng còn quá ít, ngôn ngữ ở phần hướng dẫn cụ thể mới dừng lại ở mức đề cương, còn sơ sài và chưa đủ tư liệu cho người giáo viên lên lớp.
    Một điều quan trọng hơn là : Phương pháp và kĩ thuật lên lớp của phân môn Tập làm văn nói chung và những tiết văn kể chuyện nói riêng khác với các môn học khác, nó mang dấu ấn cá nhân một cách rõ ràng nhất. Song trên thực tế những tiết văn kể chuyện dường như bị người giáo viên xem nhẹ, chưa dành cho những tiết học này một sự đầu tư xứng đáng, việc lên lớp những tiết văn kể chuyện chưa đúng đặc trưng chưa đảm bảo yêu cầu của tiết học. Điều đó làm cho tiết học văn kể chuyện trở thành nhạt nhẽo, không gây được hứng thú học tập cho học sinh hoặc tiết học không hiệu quả, không đạt được mục tiêu đề ra .
    Bản thân tôi ngay từ tuổi ấu thơ đã rất yêu văn học và say mê truyện nên tôi luôn day dứt cho thực tế tồn tại này. Đó cũng chính là lí do tôi chọn viết đề tài này dưới dạng một chuyên đề được đúc rút từ kinh nghiệm dạy học của bản thân. Mong được đồng nghiệp tham khảo và đóng góp, để qua các tiết dạy văn kể chuyện giúp cho học sinh phát triển năng khiếu sáng tạo nghệ thuật, đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển được nhiều kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng diễn đạt : Nói rành mạch, rõ ràng, có ngữ điệu, nói trước một nhóm người hay trước cả lớp bằng ngôn ngữ của riêng mình một cách hấp dẫn.
    Với đề tài " Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 " Tôi muốn đưa ra một vài ý kiến, đề xuất một số kinh nghiệm về kĩ năng viết văn kể chuyện cho các em với hy vọng giúp học sinh lớp 4 khắc phục một số hạn chế trong bài làm văn của mình va viết được những bài văn như ý muốn. Trên cơ sở đó giúp các em rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản, tạo điều kiện để các em tự tìm tòi và tự thể hiện những ý tưởng, suy nghĩ của mình một cách đọc lập, chủ động, không máy móc, không dập khuôn.Chắc chắn đây cũng chính là điều mà mỗi giáo viên vẫn thường mong muốn khi dạy học phân môn này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...