Tiến Sĩ Rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh lớp 1 trong dạy học môn Tiếng Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIÊN SĨ
    NĂM 2013

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do lựa chọn đề tài
    1.1. Rèn KNNN là rèn KN sống cho HS

    Nghe - nói - đọc - viết là những hoạt động diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Trong bốn dạng hoạt động này, xét về tần số xuất hiện, thì cặp hoạt động nghe - nói diễn ra liên tục hơn, đậm đặc hơn. Cặp hoạt động này có hai đặc tính nổi bật:
    - Thứ nhất, nghe - nói là cặp hoạt động ngôn ngữ nói - dạng giao tiếp trực tiếp bằng âm thanh trong hoạt động ngôn ngữ. Hoạt động nghe - nói luôn luôn là một phương tiện đắc lực song hành cùng con người, giúp con người nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh một cách có hiệu quả. Vì thuộc lĩnh vực âm thanh như vậy, nên hoạt động nghe - nói có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, ít bị phụ thuộc vào điều kiện xung quanh hơn việc giao tiếp bằng chữ viết. Trên thực tế, một người có thể không đọc, không viết một trang sách nào nhưng rất ít ai lại không nghe, không nói một lời nào.
    - Thứ hai, nghe - nói là cặp hoạt động mang cả đặc tính của việc tiếp nhận lời nói lẫn việc tạo lập lời nói. Nếu như nghe là tiếp nhận lời người khác thì nói là tạo lập lời nói của chính mình. Một người, trong hoạt động giao tiếp không thể chỉ biết nghe mà không biết nói. Ngược lại, cũng không thể chỉ biết nói mà không biết nghe. Hai hoạt động này thường luân phiên, thay thế nhau trong giao tiếp của con người.
    Muốn sử dụng KNNN một cách có hiệu quả thì cũng cần phải có sự luyện tập thường xuyên, liên tục và có kế hoạch. Có thể khẳng định, KNNN chỉ hình thành qua luyện tập và bằng con đường luyện tập. Hiện nay, nhà trường phổ thông đang cố gắng hình thành cho HS được những KN sống cơ bản nhất. Trong số những KN ấy, KN giao tiếp là một trong số những KN quan trọng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những nội dung cũng như các biện pháp rèn KNNN cho HS nói chung, HS đầu cấp TH nói riêng một cách hiệu quả là hết sức cần thiết.

    1.2. Nghe - nói tốt giúp HS nhận thức và khám phá thế giới có hiệu quả
    Hoạt động nghe - nói là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của HSTH nói chung và HS lớp 1 nói riêng. Nghe - nói tốt sẽ giúp các em giao tiếp có hiệu quả và cũng là cơ sở quan trọng tạo ra sự thành công trong học tập. Bên cạnh đó, nghe - nói còn là một phương tiện để HS tư duy và nhận thức về thế giới xung quanh một cách tích cực. Các em sử dụng hoạt động nghe - nói của mình để giải quyết trực tiếp một vấn đề hay một tình huống nào đó xảy ra trong môi trường giao tiếp của mình. Chính khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em, đặc biệt là hoạt động nghe - nói, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách tương tác xã hội và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả trong giao tiếp của các em.
    Năng lực ngôn ngữ tốt là cơ sở giúp trẻ phát triển năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực hợp tác. Đồng thời giúp trẻ tự mình tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng. Vì vậy, chúng ta xác định việc nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua quá trình rèn KNNN sẽ:
    - Cung cấp cho trẻ một phương tiện hoạt động hữu hiệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nhà trường.
    - Giúp trẻ biết tiếp nhận lời người khác một cách đầy đủ, chính xác; biết chia sẻ ý kiến, thương lượng, quản lí các hoạt động tương tác, biết cách thức giao tiếp với những người khác
    - Giúp trẻ biết cách tạo lập lời nói của mình một cách có văn hóa, lễ phép, phù hợp với những nhân tố khác nhau của hoạt động giao tiếp.
    Do tầm quan trọng của nghe - nói trong hoạt động nhận thức và khám phá thế giới của trẻ như vậy nên đề tài đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của hoạt động nghe - nói và từ đó đưa ra được các biện pháp luyện tập phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của trẻ và có khả năng thực thi trong việc rèn hai KN này.
    1.3. Việc rèn KNNN ở TH hiện nay còn nhiều bất cập
    Mục tiêu chương trình TH của chúng ta là phát triển cho HS về bốn phương diện KN: nghe - nói - đọc - viết. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, GV quá chú trọng vào hai KN đọc - viết, thường coi nhẹ việc luyện hai KN nghe - nói. Bản thân GV còn lúng túng trong việc tổ chức dạy học (lựa chọn nội dung dạy học, hình thức dạy học, phương pháp dạy học) nhằm hình thành và bồi dưỡng KNNN cho HS. GV chưa ý thức được việc giảng dạy cung cấp thông tin đơn thuần trong quá trình dạy học là một cấp độ thiển cận. Điều đó làm HS thụ động và không phát triển tư duy. Đa số các GV cho rằng một lớp học trật tự là một lớp học đang học tập. Việc rèn KNNN cho trẻ thông qua cách thảo luận theo nhóm hay việc tổ chức một số hình thức luyện tập khác cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, không phải GV nào cũng quan tâm đến vấn đề này một cách nghiêm túc.
    Ngoài vấn đề nhận thức của GV về vai trò quan trọng của KNNN trong quá trình học tập môn TV cho HSTH thì việc tổ chức rèn KNNN cho HS đầu cấp TH của chúng ta hiện nay cũng có một số vấn đề khó khăn:
    Thứ nhất, có quá nhiều các môn học được đưa vào trong chương trình giảng dạy từ giáo dục thể chất, nghệ thuật, âm nhạc, tin học, ngoại ngữ, tự nhiên xã hội, khoa học cho đến chính tả, tập viết, tập đọc, toán, đạo đức, lịch sử, địa lí và một số chương trình đặc biệt trong hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong khi đó, khả năng tích hợp các vấn đề về nội dung, KN học tập cho HS đối với GV còn non kém. Điều đó dẫn đến một thực tế là GV không đủ thời gian cần thiết để quan tâm tới nội dung của hoạt động nghe - nói và càng khó khăn hơn trong việc tổ chức rèn KNNN cho HS.
    Thứ hai, hệ thống các bài tập chưa tập trung nhiều vào việc rèn KN nghe - nói. Các kiểu loại bài tập chưa phong phú, nội dung các bài tập rèn KNNN chưa thực sự hấp dẫn đối với HS.
    Thứ ba, cách thức tổ chức rèn KNNN trong nhà trường hiện nay còn đơn điệu, nhàm chán chưa thực sự lôi cuốn sự tham gia tích cực của HS. Để tăng cường hiệu quả việc rèn KNNN cho HS, GV cần phải chú ý đến các yếu tố: khả năng bộc lộ các KN, khả năng thể hiện kiến thức, khả năng xác định nội dung, đối tượng, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp phù hợp để giao tiếp hiệu quả. HS cần học cách nói chuyện với chính bản thân mình, tham gia các cuộc hội thoại, phỏng vấn, thảo luận theo nhóm nhỏ, nói chuyện với GV và những người thân xung quanh. Các em phải học cách nói chuyện phù hợp với các tình huống và đối tượng giao tiếp khác nhau.
    1.4. Yêu cầu đổi mới việc dạy học TV và rèn KNNN cho HSTH
    Nghị quyết đại hội trung ương IV (khoá 7) có ghi: “Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo của đất nước ta. Bối cảnh mới tạo cơ hội thuận lợi để giáo dục đào tạo nước ta tiếp cận với xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục và đào tạo; tạo điều kiện để đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lí giáo dục, đào tạo, tiến tới một nền giáo dục, đào tạo tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và từng cá nhân người học”.
    Theo tinh thần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành triển khai các nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa những giải pháp mang tính chiến lược trong giáo dục TH, cụ thể:
    - Tiến hành rà soát và điều chỉnh một phần SGK. Chương trình TV được định hướng tăng cường thực hành và rèn các KN cụ thể như nghe - nói - đọc - viết.
    - Quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, khắc phục nhược điểm của lối dạy học truyền thống, tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại nhằm thay đổi nhận thức và tư duy của người học, đáp ứng kịp thời xu thế phát triển của xã hội.
    - Chuẩn bị tổ chức biên soạn, thử nghiệm nội dung chương trình, SGK, tài liệu, phương pháp dạy học mới để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện của chương trình giáo dục sau năm 2015.
    Mục đích của việc dạy TV ở TH là giúp HS sử dụng TV thành thạo trong giao tiếp. Việc hình thành và rèn KN nghe - nói - đọc - viết cho các em là một trong những mục tiêu quan trọng của môn TV TH theo định hướng đưa ngôn ngữ vào các hoạt động giao tiếp trong cuộc sống một cách sinh động. Trong các KN đó, KNNN được quan tâm như một yếu tố cơ bản.
    Tóm lại, với tất cả những lí do trên cho phép ta kết luận: việc rèn KNNN cho HSTH là vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu xây dựng một nội dung và phương pháp phù hợp dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn sẽ góp phần rèn KNNN cho HS hiệu quả hơn trong nhà trường.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích
    Luận án hướng đến hai mục đích chính sau đây:
    - Đưa ra những định hướng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức rèn KNNN cho HS lớp 1 nhằm giúp GV tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động dạy TV theo định hướng giao tiếp.
    - Đưa ra quy trình rèn KNNN phù hợp thông qua HTBT tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nói chung đồng thời giúp HS nâng cao năng lực ngôn ngữ, đặc biệt biết cách sử dụng ngôn ngữ nói như một công cụ trong hoạt động giao tiếp cũng như các hoạt động học tập và vui chơi khác.
     
Đang tải...