Tiểu Luận Rèn kĩ năng kí hoạ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nói tới nghệ thuật là nói tới cái đẹp, con người luôn khám phá và vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Nghệ thuật mang lại cho con người niềm vui, sự say mê, phấn khởi, tin vào cuộc sống. Để cuộc sống luôn trọn ven thì bản thân con người phải phát triển toàn diện về mọi mặt . Đó là đức-trí- thể -mĩ. Đối với sự nghiệp giáo dục thì việc giáo dục toàn diện về mọi mặt được các nhà lãnh đạo nước ta đặt lên nhiệm vụ hàng đầu. Sản phẩm lao động của các nhà giáo là nhân cách của học sinh đồng thời gắn với tương lai của đất nước.
    Là một bộ phận góp phần phát triển toàn diện bộ mặt giáo dục. Việc giáo dục thẩm mĩ không thể đứng ngoài hoặc tách biệt khỏi quá trình giáo dục toàn diện của ngành giáo dục phổ thông. Giáo dục thẩm mĩ có mục tiêu là phát triển năng lực thẩm mĩ cho mỗi thành viên trong xã hội để góp phần vào việc phát triển con người toàn diện. Sự phát triển năng lực thẩm mĩ sẽ giúp học sinh biết nhận thức và vân động sáng tạo theo qui định về cái đẹp. Giáo dục thẩm mĩ là sự nghiệp của quần chúng, của các thầy cô giáo và của học sinh. Nhưng ở mỗi cấp học lại có chương trình , nội dung và hình thức khác nhau . Ở trường trung học cơ sở việc giáo dục thẩm mĩ chủ yếu là các giờ chính khóa trong nhà trường . Nội dung tất cả các môn học đều có khả năng tạo cho trẻ những ấn tượng tri thức và tính thẩm mĩ. Đặc biệt là âm nhạc, mĩ thuật. Dạy mĩ thuật ở trường phổ thông không phải đơn thuần là dạy vẽ mà là lấy hoạt động mĩ thuật để “dạy và học” để nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều mặt đó là: Đạo đức- Trí tuệ - Thẩm mĩ. Vì vậy dạy mĩ thuật là góp phần vào việc giáo dục thẩm mĩ cho lứa tuổi thiếu niên. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...