Luận Văn Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải ph

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hội nhập kinh tế đang được các quốc gia trên thế giới coi là giải pháp tất yếu để đẩy mạnh và tháo gỡ những khó khăn của vấn đề tăng trưởng kinh tế. Nó có thể giúp các quốc gia vừa khai thác được những ưu thế sẵn có trong nước cũng như tận dụng được lợi thế từ bên ngoài như: thị trường, vốn, công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến.Cùng hòa mình với xu thế chung đó của thế giới, sau năm 1986, Việt Nam không ngừng tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế và hiện nay đã là thành viên của rất nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, UNIDO .Đặc biệt, gần đây nhất, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Gia nhập WTO thực sự là một bước ngoặt lớn với Việt Nam, nó cho phép Việt Nam thực sự tham gia vào nhịp sống chung của kinh tế thế giới, được tiếp cận với môi trường thương mại có quy mô toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam có được vị thế bình đẳng trong việc hoạch định các chính sách thương mại, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
    Bên cạnh thuế quan là công cụ bảo hộ đã được các định chế thương mại quốc tế thừa nhận, thì trong thời gian qua các biện pháp phi thuế quan cũng được rất nhiều quốc gia sử dụng bởi những ưu điểm cũng như tác động nhanh, mạnh linh hoạt và phong phú của nó. Đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập trên toàn thế giới, các biện pháp, rào cản thuế quan truyền thống đã dỡ bỏ đi rất nhiều bởi các hiệp định thương mại, song phương và các thỏa ước quốc tế Tuy nhiên có một thực tế cho thấy rằng, tự do hóa thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hóa thương mại, mặt khác lại luôn đua ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn. Ngày nay, các nước phát triển phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các luồng hàng hóa của các nước phát triển với giá thấp, chất lượng trung bình Chính bởi lẽ đó, các rào cản phi thuế quan với những quy định khắt khe đã được dựng lên nhằm hạn chế, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu đồng thời bảo hộ được nền sản xuất trong nước.
    Mỹ là một quốc gia phát triển, và cũng như nhiều quốc gia phát triển khác như: Nhật, EU . Mỹ được coi là một thị trường rất khó tính không chỉ bởi người tiêu dùng rất khắt khe, mà còn vì các luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt ra đối với hàng hoá nhập khẩu rất cao. Đặc biệt, đối với những mặt hàng nông thuỷ hải sản các quy định đó càng chặt chẽ như quy định hàng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật do phía Mỹ đề ra; quy định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường; quy định về sản phẩm thuỷ sản bền vững . Hàng hoá Việt Nam muốn được xuất khẩu vào Mỹ nhất định phải vượt qua các rào cản đó. Trong 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã tăng rát nhanh. Và dự báo trong tương lai kim ngạch này còn tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, thời gian gần cho thấy trong thời gian qua chúng ta liên tục phải đối đầu với những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ, hay các mặt hàng không đủ yêu cầu kỹ thuật đã làm thu hẹp thị trường xuất khẩu dẫn tới giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu. Chính vì vậy, đề tài “Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải pháp để vượt qua các rào cản đó ” được chọn để nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...