Tiểu Luận Rào cản kỹ thuật với xuất khẩu cá da trơn Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Rào cản kỹ thuật với xuất khẩu cá da trơn Việt Nam​ LỜI MỞ ĐẦU​ ​ Kể từ ngày 01/01/2010, các nhà xuất khẩu nước ta sẽ gặp nhiều thách thức mới khi hàng loạt những quy định có hiệu lực và một số đạo luật tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đã ban hành như: Luật Illegal Unreported Unregulated fishing - IUU về truy xuất nguồn gốc thủy hải sản xuất khẩu vào EU; đạo luật Bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ; Đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng - CPSIA của Mỹ; Những tiêu chuẩn REACH (quy định sản xuất không sử dụng húa chất độc hại của EU); Quy định về chứng nhận phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm cho hàng hoa quả của Inđụnờxia; những quy định mới cho hàng dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm của luật FDCA (Mỹ); . Đây chỉ là số ít hình thức rào cản kỹ thuật thương mại mà các nước nhập khẩu , các thị trường của ngành xuất khẩu nước ta gặp phải. Đó là một thách thức lớn với một nền kinh tế non trẻ Việt Nam khi mà các rào cản kỹ thuật thương mại ngày càng được dựng lên dày đặc. Điều đó đặt ra vấn đề làm thế nào để ngành xuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn nói riêng vượt qua được các rào cản này. Để xuất khẩu cá da trơn Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh và đem về nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho Việt Nam thì đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến , xuất khẩu cá da trơn cần phải nắm vững và có giải pháp để vượt qua các rào cản kỹ thuật thương mại của các nước nhập khẩu. Đây là lí mà em chọn đề tài : “Rào cản kỹ thuật với xuất khẩu cá da trơn Việt Nam”. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh và đặc biệt là cô Ngô Việt Nga đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp. 1.Khái quát chung về ngành xuất khẩu cá da trơn Việt Nam
    1.1. Quá trình phá triển và vai trò của ngành xuất khẩu cá da trơn Việt Nam Cá tra, cá basa là loại cá đặc trưng cá tra sống chủ yếu trong lưu vực sông Cửu Long .Đây là loại cá có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và về mặt kinh tế, là mặt hang xuất khẩu trọng yếu của ngành thủy sản nước ta. Hiện nay mặt hàng xuất khẩu cá da trơn Việt Nam đã vươn tới hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục. Trong vòng 10 năm gần đây, diện tích nuôi cá tra, ba sa tăng 7 lần (từ 1. 200 ha lên 9. 000 ha), sản lượng tăng 36, 2 lần (từ 22. 500 tấn lên 825. 000 tấn), sản lượng các sản phẩm cá tra, ba sa chế biến xuất khẩu tăng hơn 40 lần (từ dưới 7. 000 tấn lên 286. 000 tấn), giá trị xuất khẩu tăng 37, 4 lần (từ dưới 20 triệu USD lên 736, 872 triệu USD – chiếm gần 40% trong kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản ), giúpxoá đói giảm nghèo cho hàng ngàn hộ gia đình, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, trở thành một ngành quan trọng trong ngoại thương Việt Nam và là nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho nước nhà. Có thể đánh giá ngành nuôi trồng và xuất khẩu cá da trơn hiện đang là ngành có sức phát triển nhanh. Năm 2001 tổng sản lượng cá tra, cá ba sa của toàn vùng mới chỉ là 110. 000 tấn, thì đến năm 2004 là 264. 436 tấn, năm 2006 là 825. 000 tấn , năm 2007 là gần 1 triệu tấn , bằng với mức chỉ tiêu năm 2010 theo số liệu dự báo trước đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...